Dự giờ là hoạt động quen thuộc tại các trường học. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy định liên quan đến hoạt động dự giờ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu quy định về việc dự giờ của giáo viên mầm non và mẫu phiếu dự giờ.
Dự giờ là gì?
Hiện nay Luật Giáo dục 2019 và các văn bản liên quan đều không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ.
Tuy nhiên có thể hiểu là hoạt động tham dự vào các tiết giảng dạy của các giáo viên đồng nghiệp của các giáo viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm góp ý, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên trong nhà trường.
Dự giờ là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Dự giờ là hoạt động nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy đội ngũ giáo viên. Đồng thời thông qua các buổi dự giờ, giáo viên cũng sẽ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng.
Việc dự giờ không chỉ giúp các giáo viên đứng lớp trau dồi kỹ năng của bản thân mà còn giúp giáo viên đến dự giờ tham khảo, đúc kết kinh nghiệm từ trong tiết dạy của đồng nghiệp.
Quy định về dự giờ của giáo viên mầm non
Điều lệ trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT hiện nay không có quy định về hoạt động dự giờ của giáo viên mầm non.
Quy định về dự giờ của giáo viên mầm non
Tuy nhiên tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường mầm non, ngoài việc phải thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
Các hoạt động giáo dục bao gồm dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên mầm non trong trường. Theo đó, hiệu trưởng nhà trường phải tham gia dạy trẻ hoặc dự giờ dạy 02 giờ/tuần. Đối với phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động dạy trẻ hoặc dự giờ dạy 04 giờ/tuần.
Đối với các giáo viên mầm non khác không giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì Thông tư này không có quy định về nhiệm vụ dự giờ của giáo viên.
Quy định về dự giờ của giáo viên tiểu học
Hiện tại, không có văn bản nào quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, số tiết dự giờ, thăm lớp của giáo viên tiểu học. Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên tại trường tiểu học. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm có quyền quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm giáo viên chủ nhiệm.
Đối với các giáo viên không làm công tác chủ nhiệm lớp thì Thông tư này không có quy định về nhiệm vụ dự giờ của giáo viên.
Đồng thời, tại Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định hồ sơ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên tiểu học bao gồm:
Kế hoạch bài dạy;
Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;
Sổ chủ nhiệm;
Sổ công tác Đội.
Như vậy, theo quy định hiện hành, giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học có quyền dự giờ các lớp học, giờ học của học sinh mà giáo viên này đang làm chủ nhiệm lớp. Việc dự giờ của giáo viên tiểu học sẽ được ghi chép tại sổ dự giờ.
Quy định về dự giờ của giáo viên THCS
Hiện nay, không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ của giáo viên trung học cơ sở.
Quy định về dự giờ của giáo viên THCS
Theo quy định tại Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm giáo viên chủ nhiệm.
Bên cạnh đó, theo quy định về nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở thì giáo viên cũng không phải dự giờ đồng nghiệp hoặc được đồng nghiệp dự giờ. Đồng thời theo Thông tư này, giáo viên trung học cơ sở không cần phải có sổ ghi chép dự giờ.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có quyền được tham gia dự giờ với các lớp học, giờ học của học sinh mà mình làm chủ nhiệm, đối với các giáo viên khác thì không cần hoạt động dự giờ.
Mẫu phiếu dự giờ theo quy định hiện nay
Phiếu dự giờ có thể hiểu mẫu phiếu dùng để đánh giá kỹ năng giảng dạy của giáo viên đang giảng dạy. Phiếu dự giờ giúp giáo viên biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trau dồi, khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Mẫu phiếu dự giờ theo quy định hiện nay
Như đã trình bày ở trên, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản liên quan đều không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ. Vì vậy, hiện nay cũng không có văn bản nào quy định cụ thể về phiếu dự giờ.
Có thể tham khảo thêm về mẫu phiếu dự giờ đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại đây:
Phần trên đây là nội dung quy định về dự giờ của giáo viên mầm non và mẫu phiếu dự giờ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tại bài viết trên đây vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.