hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 05/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức lương tối thiểu ở các vùng hiện nay là bao nhiêu?

Lương tối thiểu được hiểu là mức tiền lương thấp nhất do Nhà nước quy định nhằm bảo bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Hiện nay mước lương tối thiểu vùng được quy định thế nào?

Mục lục bài viết
  • Quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay
  • Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
  • Mức lương tối thiểu vùng những năm gần đây
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 có tăng không?
Câu hỏi: Mức lương tối thiểu được áp dụng với các vùng theo tiêu chí nào? Hiện mức lương tối thiểu ở các vùng là bao nhiêu? Đã có quyết định về việc tăng lương tối thiểu năm 2022 chưa?

Chào bạn, mức lương tối thiểu vùng là vấn đề được nhiều quan tâm hiện nay, vì nó tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Gần 02 năm trở lại đây, mức lương tối thiểu vùng chỉ áp dụng ở một mức mà chưa được điều chỉnh tăng do ảnh hưởng của dịch Covid. Những thông tin chúng tôi nêu sau đây hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn quy định về mức lương tối thiểu vùng.

Quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019:

“Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

Quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay được nêu tại Nghị định 145/2020 của Chính phủ.

Cụ thể, tại Điều 96 và Điều 103 như sau:

Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:

“a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

...

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Điều 3 Nghị định 90/2019. Cụ thể:

Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng I: mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng II: mức lương tối thiểu 3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng III: mức lương tối thiểu là 3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng IV: mức lương tối thiểu là 3.070.000 đồng/tháng

quy dinh ve muc luong toi thieu vung
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 có tăng không được nhiều người quan tâm. Ảnh minh họa.

Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu

Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định 90/2019 như sau:

Vùng I: gồm các thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển

Vùng II: gồm các huyện, các tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển

Vùng III: gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá nhưng thấp hơn so với vùng II

Vùng IV: gồm các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển hoặc khó khăn, đặc biệt khó khăn.


Mức lương tối thiểu vùng những năm gần đây

Mức lương tối thiểu vùng là thông số quan trọng và là căn cứ xác định mức lương, mức đóng BHXH tối thiểu và các khoản trợ cấp khác cho người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội.

Năm

Mức lương (đồng/tháng)

Văn bản căn cứ

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

Nghị định 141/2017

2019

4.180.000

3.710.000

3.250.000

2.920.000

Nghị định 157/2018

2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định 90/2019

2021

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định 90/2019

Có thể thấy từ năm 2018 đến năm 2020, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng dần, đảm bảo mức sống của người dân, đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, Chính phủ phải tạm ngừng điều chỉnh tăng mức lương cơ sở mà mức lương tối thiểu vùng trong năm 2021 vẫn giữ ở mức cũ như năm 2020.


Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 có tăng không?

Từ tháng 05/2021, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề nghị các địa phương đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua tại Công văn 1517/LĐTBXH-QHLÐTL về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác trong việc áp dụng mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin về việc có tăng hay không mức lương tối thiểu vùng năm 2022. Việc mức lương tối thiểu vùng năm 2022 có tăng hay không thì mức lương thực nhận đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019 của Chính phủ:

- Người lao động làm công việc giản đơn nhất: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

- Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề: cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định về mức lương tối thiểu vùng. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Mức lương tối thiểu vùng 2021 của 63 tỉnh, thành

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X