Do đặc thù của ngành y tế nên các nhân viên thường xuyên phải tham gia các ca trực. Vì vậy, pháp luật có quy định về việc phụ cấp trực ngành y tế cho nhân viên tham gia trực. Cùng tìm hiểu về phụ cấp trực ngành y tế tại bài viết này.
Quy định giờ làm việc của nhân viên y tế
Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc bình thường của người lao động được quy định như sau:
Thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ/01 ngày và không quá 48 giờ/ 01 tuần.
Người sử dụng lao động có thể quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.
Nếu làm việc theo tuần thì thời gian làm việc không quá 10 giờ /01 ngày và không quá 48 giờ/01 tuần.
Về thời gian làm việc của nhân viên y tế, Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 41/2015/TT-BYT) quy định như sau:
Thời gian làm việc của nhân viên ngành y tế được đăng ký tại cơ sở y tế theo hình thức toàn thời gian hoặc một phần thời gian. Theo đó:
Nhân viên y tế làm việc toàn thời gian là người lao động làm việc liên tục ít nhất 08 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà cơ sở y tế đã đăng ký hoặc người lao động làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở y tế đăng ký hoạt động đối với cơ sở y tế đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 08 giờ/ngày.
Nhân viên y tế làm việc một phần thời gian là người lao động đăng ký làm việc tại cơ sở y tế nhưng không đủ thời gian quy định 08 giờ/ngày như trên.
Phụ cấp trực ngành y tế hiện nay thế nào?
Hiện nay, quy định về chế độ phụ cấp trực ngành y tế được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg. Mức phụ cấp cho người lao động trực tại những cơ sở y tế khác nhau sẽ khác nhau.
Phụ cấp trực ngành y tế
Mức phụ cấp thường trực
Mức phụ cấp thường trực ngành y tế được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg (được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH) như sau:
Cơ sở y tế | Mức phụ cấp (đồng/người/phiên trực) | ||
Thường trực 24/24 | Thường trực theo ca 12/24 giờ | Thường trực theo ca 16/24 giờ | |
Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt | 115.000 | 57.500 | 86.250 |
Bệnh viện hạng II | 90.000 | 45.000 | 67.500 |
Các bệnh viện khác và cơ sở khác tương đương | 65.000 | 32.500 | 48.750 |
Trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y, trạm y tế xã | 25.000 | 12.500 | 18.750 |
Luu ý: Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/phiên trực.
Cơ sở y tế huy động người lao động làm thêm giờ phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động. Người lao động làm việc vào ca đêm được trả lương làm việc vào ban đêm theo quy định.
Mức phụ cấp thường trực ngày thường đối với nhân viên y tế trực tại các cơ sở chữa bệnh thành lập theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật như sau:
Cơ sở hạng I: 90.000 đồng/người/phiên trực;
Cơ sở hạng II và hạng III: 65.000đồng/người/phiên trực.
Mức phụ cấp cho nhân viên y tế thường trực tại khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc nhân viên y tế thường trực tại các khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm bằng 1,5 lần mức phụ cấp khi thường trực ngày thường thường.
Chế độ bồi dưỡng khác
Nếu người lao động thường trực tại khu vực cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức phụ cấp được liệt kê tại bảng trên.
Người lao động thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp được tính bằng 1,3 lần mức phụ cấp được liệt kê tại bảng trên.
Trực vào ngày tết được phụ cấp cao hơn ngày thường
Người lao động thường trực vào ngày lễ, Tết thì mức phụ cấp được tính bằng 1,8 lần mức phụ cấp được liệt kê tại bảng trên.
Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi thường trực trong các trường hợp sau:
Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường và ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù 01 ngày
Thường trực vào các ngày nghỉ lễ, Tết người lao động được nghỉ bù 02 ngày;
Thường trực theo ca 12/24 giờ và ca 16/24 giờ, người lao động được nghỉ tối thiểu 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở y tế huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ được nêu trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Ngoài phụ cấp trực thì phụ cấp ưu đãi ngành y tế cũng là một chế độ đãi ngộ với ngành này và được nhiều người quan tâm.
Chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai
Đối với người lao động mang thai, tại Khoản 1 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.”
Chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai
Theo quy định trên thì lao động nữ mang thai sẽ được miễn ca trực đêm trong các trường hợp sau:
Nhân viên y tế nữ mang thai từ tháng thứ 07;
Nhân viên y tế nữ mang thai từ tháng thứ 06 làm việc ở địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trên đây là nội dung quy định về phụ cấp trực ngành y tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết trên đây vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.