hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 25/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy định về thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là chế độ dành cho những chiến sĩ công an có thành tích tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy chế công an. Dưới đây là các quy định về thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân.

 
Mục lục bài viết
  • Điều kiện thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
  • Thứ nhất, điều kiện về đối tượng được thăng cấp bậc hàm
  • Thứ hai, điều kiện thăng cấp bậc hàm
  • Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
  • Giải đáp liên quan đến thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Điều kiện thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Điều kiện thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Điều kiện thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Theo quy chế của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, chỉ những chiến sĩ công an hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích tốt trong các hoạt động được giao thì mới được cơ quan, đơn vị xét thăng cấp bậc hàm. Do đó, để có thể thăng cấp bậc hàm trong công an nhân dân, chiến sĩ công an cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện về đối tượng được thăng cấp bậc hàm

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018, đối tượng được xét thăng cấp bậc hàm trong lực lượng Công an nhân dân bao gồm:

  • Sinh viên, học viên được hưởng sinh hoạt phí tại các trường đào tạo công an sau khi tốt nghiệp sẽ được xét phong cấp bậc hàm:

  • Đối với trình độ đại học: thăng cấp bậc hàm lên thiếu uý;

  • Đối với trình độ trung cấp: thăng cấp bậc hàm lên trung ;

  • Đối với sinh viên, học viên tốt nghiệp loại xuất sắc sẽ được thăng cấp bậc hàm lên cao hơn 01 bậc. Chẳng hạn như sinh viên tốt nghiệp loại xuất trình độ đại học sẽ được phong làm trung uý; sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc trình độ trung cấp được phong làm thượng sĩ.

  • Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người mới tốt nghiệp đại học được tuyển chọn vào lực lượng Công an nhân dân thì được đơn vị tuyển chọn căn cứ vào trình độ đào tạo, công tác cũng như bậc lương để xem xét phong cấp bậc hàm tương ứng;

  • Công an nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm là Binh nhì.

Thứ hai, điều kiện thăng cấp bậc hàm

Với cấp bậc hàm khởi điểm đối với công an như đã phân tích trên, sau quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ, nếu chiến sĩ công an đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018 thì sẽ được thăng cấp bậc hàm. Các điều kiện được quy định như sau:

  • Đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về đạo đức- chính trị; trình độ chuyên môn cũng như có đủ sức khoẻ để phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân;

  • Cấp bậc hàm đang giữ ở thời điểm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất được quy định đối với chức danh, chức vụ đang được phân công đảm nhiệm;

  • Chiến sĩ công an đã đủ thời hạn được xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018.

Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn trên thì người làm việc trong lực lượng công an nhân dân sẽ được xét thăng cấp bậc hàm tương ứng theo quy định.

Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Như đã phân tích trên, để được thăng cấp bậc hàm trong công an nhân dân thì chiến sĩ công an phải đảm bảo điều kiện về thời hạn được xét thăng cấp bậc hàm theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018. Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật này, thời hạn để thăng cấp bậc hàm trong lực lượng công an nhân dân được quy định như sau:

“ - Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

  • Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

  • Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

  • Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

  • Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

  • Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

  • Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

  • Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

  • Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

  • Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

  • Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

  • Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm.”

Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện xét thăng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan và sĩ quan nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể về thời hạn thăng cấp bậc tương ứng. 

Bên cạnh việc xét thăng cấp bậc hàm cho sĩ quan- hạ sĩ quan chuyên nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công an cũng quy định chi tiết về thời hạn thăng cấp bậc hàm cho hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ.

Lưu ý: Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ công an tham gia học tập tại các đường đào tạo công an thì thời gian học tập được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm.

Giải đáp liên quan đến thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Cấp bậc hàm trong lực lượng Công an nhân dân được bố trí tương tự với hệ thống cấp bậc hàm trong lực lượng Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, khi bàn về cấp bậc hàm trong Công an nhân dân vẫn có nhiều thắc mắc hơn. Dưới đây là một số giải đáp của Hieuluat.vn liên quan đến vấn đề thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân:

Công an được thăng cấp bậc hàm có được tăng lương không?

Hiện nay, lương của người làm việc trong lực lượng vũ trang được tính theo hệ số cấp bậc hàm và mức lương cơ sở theo công thức sau:

Mức lương = Hệ số x Mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng/ tháng)

Theo đó, khi công an được thăng cấp bậc hàm thì hệ số được dùng để tính lương cũng sẽ thay đổi. Theo quy định tại Bảng 6 được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương tỷ lệ thuận với cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân. Có nghĩa là cấp bậc hàm càng cao thì hệ số lương càng cao. Theo đó, khi công an được thăng cấp bậc hàm thì mức lương cũng sẽ tăng theo.

Quy định thăng cấp bậc hàm trước niên hạn trong CAND thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018, để được thăng cấp bậc hàm trong công an nhân dân thì công an phải đảm bảo đủ thời hạn được xét thăng cấp bậc hàm theo quy định. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyết định xét thăng cấp bậc hàm cho hạ sĩ quan, sĩ quan công an trước niên hạn. 

Theo quy định tại Điều 23 Luật Công an nhân dân năm 2018, việc thăng cấp bậc hàm trước niên hạn được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Việc thăng cấp bậc hàm trước niên hạn được áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ công an lập thành tích xuất sắc trong các nhiệm vụ công tác, học tập, nghiên cứu khoa học mà cấp bậc hàm hiện hưởng thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ mà người đó đang đảm nhiệm;

  • Việc thăng cấp bậc hàm trước niên hạn được áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ công an lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ công tác mà cấp bậc hàm hiện hưởng hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ mà người đó đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ mà người đó đang đảm nhiệm.

Về thẩm quyền xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn được quy định như sau:

  • Chủ tịch nước là người có thẩm quyền quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước niên hạn đối với cấp bậc hàm tướng;

  • Bộ trưởng Bộ Công an là người có thẩm quyền quyết định về việc thăng cấp bậc hàm trước niên hạn đối với cấp bậc hàm từ đại tá trở xuống.

Trên đây là một số quy định về thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X