hieuluat
Chia sẻ email

Quy định về thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức hiện nay

Để trở thành công chức phải thông qua nhiều bài kiểm tra, quy trình kiểm định đầu vào,... Vậy quy định về thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức hiện nay như thế nào, cụ thể sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
  • Nội dung thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức
  • Điều kiện đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức
  • Quy định về trình tự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
  • Sử dụng kết quả kiểm định đầu vào công chức để làm gì?
Câu hỏi: Chào Hiểu Luật, tôi làm trong Sở Tài nguyên và Môi trường đã được 01 năm, vì thế tôi muốn đăng ký dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức để được hưởng các chế độ dành cho công chức. Vậy quy định về thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức hiện nay ra sao?

Nội dung thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Nội dung thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Nội dung thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:

  • Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn;

  • Hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước;

  • Quản lý hành chính nhà nước;

  • Quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ;

  • Kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Có thể thấy, hiện nay nội dung thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ chia thành 05 nội dung chính, gồm:

  • Nội dung đánh giá năng lực về tư duy, thực tiễn;

  • Kiến thức cơ bản về hệ thống kiến thức về chính trị cũng như tổ chức của Đảng,...;

  • Kỹ năng quản lý hành chính;

  • Kiến thức về quyền, nghĩa vụ, đạo đức khi trở thành công chức nhà nước.

  • Các bài kiểm tra về kiến thức xã hội, văn hóa và lịch sử.

Điều kiện đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:

  • Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

  • Đủ 18 tuổi trở lên;

  • Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

  • Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

  • Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

  • Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

  • Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:

  • Không cư trú tại Việt Nam;

  • Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Như vậy, để có thể đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì người dự thi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tuổi, sức khỏe, lý lịch,... Ngoài ra bắt buộc phải cư trú tại Việt Nam, đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không dính đến các vấn đề về hình sự.

Quy định về trình tự kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Quy định về trình tự kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Quy định về trình tự kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Trình tự, thủ tục về kiểm định chất lượng đầu vào của công chức được quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

  • Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

    Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.

  • Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.

  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Đây là chi tiết về trình tự, thủ tục kiểm định chất lượng đầu vào công chức, có thể thấy trình tự kiểm tra đã được quy định một cách chi tiết, thí sinh dự thi cần phải lưu ý theo dõi thông tin, danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm tra chất lượng đầu phải của công chức để rà soát xem có tên mình trong danh sách không.

Từ đây, thí sinh có thể xác định mình có thuộc vào nhóm thi tiếp hay không để tiếp tục kỳ kiểm tra chất lượng đầu vào theo quy định.

Sau đó dựa vào thông báo của các trang thông tin để biết chi tiết về thể lệ thi, và kết quả kiểm tra sẽ có sau 05 ngày kết thúc kỳ kiểm tra.

Sử dụng kết quả kiểm định đầu vào công chức để làm gì?

Theo Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về sử dụng kết quả kiểm định đầu vào công chức như sau:

  • Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ.

    Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định.

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định.

    Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

  • Hủy bỏ kết quả kiểm định:

  • Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.

  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Nội vụ để hủy bỏ kết quả kiểm định.

  • Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiều vai trò, mà người sử dụng kết quả có thể tận dụng để hưởng các quyền lợi như được tuyển dụng bởi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức hoặc tiếp tục thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định.

Thí sinh có thể sử dụng kết quả kiểm định chất lượng đầu vào cho trường hợp vị trí công việc yêu cầu trình độ đại học trở lên trong khi thí sinh có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có thể bị hủy trong nhiều trường hợp do thí sinh khai không đúng, không trung thực về thông tin; các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định hoặc là giả,...

Vấn đề “Quy định về thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức hiện nay” đã được chúng tôi giải đáp. Nếu quý độc giả còn vấn đề cần giải đáp hay có nhu cầu được tư vấn về soạn thảo hợp đồng, soạn đơn hay các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X