hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 01/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất thế nào?

Quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất khác nhau như thế nào? Hiểu hai loại quy hoạch này ra sao? Việc lập, phê duyệt 2 loại quy hoạch này do cơ quan nào thực hiện? Chúng tôi cung cấp thông tin trong bài viết sau.

 

Câu hỏi: Xin chào HieuLuat, tôi có nghe nói nhiều đến quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và thường thấy việc cấp sổ đỏ đều liên quan đến 2 loại quy hoạch này.

Vậy, hiểu đúng về 2 loại quy hoạch này là gì? Phân biệt như thế nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền, trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng?

Chào bạn, với vướng mắc về quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp như sau:

Quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất ở những tiêu chí nào?

Trước hết, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất là hai trong nhiều loại quy hoạch hiện nay phải tuân thủ theo quy định tại Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 và các văn bản khác có liên quan.

Cụ thể hơn, quy hoạch xây dựng còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch sử dụng đất còn phải tuân thủ quy định pháp luật về đất đai.

Để phân biệt 2 loại quy hoạch này, thường có thể căn cứ vào nội dung của quy hoạch, định nghĩa, phân loại, căn cứ pháp lý..

Cụ thể, cách phân biệt 2 loại quy hoạch này dựa trên các tiêu chí như sau:

Tiêu chí/loại quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Định nghĩa

Là việc phân bổ, khoanh vùng đất theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất và nhu cầu sử dụng của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định

Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng­, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Căn cứ pháp lý

Luật Quy hoạch 2017, Luật Đất đai 2013, và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Quy hoạch 2017, Luật Xây dựng 2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành

Phân loại

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

  • Quy hoạch sử dụng đất an ninh;

  • Quy hoạch xây dựng vùng;

  • Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

  • Quy hoạch xây dựng nông thôn;

Thời hạn

10 năm

(tầm nhìn là 30 - 50 năm đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 20 - 30 năm đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện)

  • 20 - 25 năm, tầm nhìn 50 năm đối với quy hoạch vùng;

  • 20 - 25 năm đối với quy hoạch khu chức năng đặc thù;

  • Thời hạn của quy hoạch xây dựng nông thôn căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;

Không gian quy hoạch

Theo từng vùng, địa bàn hành chính

  • Theo từng dự án;

  • Hoặc theo từng khu vực;

  • Hoặc theo phân khu;

Kết luận: Quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất tại một vài tiêu chí mà chúng tôi đã nêu trên.

Chi tiết, cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo tại các văn bản pháp luật chuyên ngành để phù hợp với tình huống của mình.

Quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất tại một vài tiêu chíQuy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất tại một vài tiêu chí


Quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất do cơ quan nào lập, phê duyệt?

Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật chuyên ngành.

Theo đó các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp, Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp, cơ quan xây dựng các cấp, Quốc hội.

Cụ thể như sau:

Lập, phê duyệt quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Lập quy hoạch

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Chính phủ tổ chức lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ thực hiện;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch;

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Cơ quan chuyên môn cấp huyện chịu trách nhiệm lập quy hoạch;

  • Bộ Quốc phòng: Lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

  • Bộ Công an: Lập quy hoạch sử dụng đất an ninh;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý, lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng/đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng;

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý;

  • Chủ đầu tư dự án: Lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư;

  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ trì tổ chức việc lập đồ án quy hoạch nông thôn;

  • Bộ Xây dựng: Tổ chức lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao;

Quyết định/Phê duyệt quy hoạch

  • Quốc hội: Quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

  • Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo thể dục thể thao cấp quốc gia;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng;

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quy hoạch 2017;

  • Luật Xây dựng 2014;

  • Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018;

  • Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14;

Kết luận: Quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất ngay trong quy định về thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch như chúng tôi đã nêu trên.

Dựa trên những căn cứ, phân tích pháp lý hiện hành, bạn tự đối chiếu với tình huống của mình để có đáp án chính xác.

Trên đây giải đáp về quy hoạch xây dựng khác quy hoạch sử dụng đất, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X