hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 01/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy tắc đạo đức luật sư theo quy định hiện nay

Luật sư là một trong những nghề được xã hội dành sự tôn trọng đặc biệt bởi trình độ, những cống hiến của đội ngũ luật sư cho xã hội. Luật sư cũng phải luôn trau dồi, học tập và đảm bảo quy tắc đạo đức luật sư, quy tắc ứng xử theo quy định pháp luật.

Mục lục bài viết
  • Quy tắc đạo đức luật sư là gì?
  • Bộ quy tắc về đạo đức và ứng xử của luật sư
  • Quy tắc chung
  • 32 quy tắc đạo đức luật sư và ứng xử
  • Ý nghĩa của Bộ Quy tắc đạo đức luật sư
Câu hỏi: Tôi chuẩn bị thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và muốn tìm hiểu về quy tắc đạo đức luật sư gồm những quy tắc nào? Ý nghĩa của quy tắc đạo đức, ứng xử luật sư là gì?

Quy tắc đạo đức luật sư là gì?

Quy tắc đạo đức luật sư là bộ quy tắc tổng hợp những quy định về chuẩn mực đạo đức, ứng xử về mọi mặt của một người luật sư, là thước đo, căn cứ xác định phẩm chất đạo đức của luật sư và trách nhiệm nghề nghiệp của họ.

Quy tắc đạo đức luật sư là gì?

Mỗi luật sư có trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện nhằm giữ gìn thanh danh luật sư, uy tín nghề nghiệp dựa trên các quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam hiện nay được ban hành tại Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 gồm VI Chương và 32 Quy tắc.

Bộ quy tắc về đạo đức và ứng xử của luật sư

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam với 32 Quy tắc được chia thành các quy tắc chung (Chương I, 4 quy tắc đầu tiên) và các quy tắc còn lại áp dụng với từng trường hợp, đối tượng cụ thể.

Quy tắc chung

Quy tắc chung của luật sư bao gồm những điều cơ bản mà mỗi luật sư đều phải biết bao gồm:

- Quy tắc 1: Sứ mệnh của người luật sư

Sứ mệnh của người luật sư là bảo vệ quyền công dân, quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bên cạnh đó phải bảo vệ công lý, sự độc lập của tư pháp, xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa pháp quyền và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Bộ Quy tắc về đạo đức và ứng xử của luật sư

- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan là phẩm chất quan trọng hàng đầu của một luật sư, không vì lợi ích tinh thần, vật chất hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật.

- Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

  • Luật sư bảo vệ, coi trọng uy tín, danh dự của đội ngũ luật sư như bảo vệ uy tín, danh dự của chính mình; duy trì, củng cố, xây dựng niềm tin của cộng đồng xã hội, khách hàng với luật sư và nghề luật sư.

  • Nghĩa vụ của luật sư là phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn thông qua học tập; giữ gìn nhân cách, phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử trong hành nghề và lối sống có văn hóa, đúng mực; xứng đáng với sự tôn trọng, tin cậy của xã hội đối với nghề luật sư và luật sư.

- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng

  • Luật sư luôn tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với nghề nghiệp của luật sư vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng.

  • Luật sư luôn tận tâm thực hiện trợ giúp pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp và vô tư như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

32 quy tắc đạo đức luật sư và ứng xử

Bên cạnh các quy tắc chung (4 quy tắc nêu trên), 28 quy tắc còn lại của luật sư áp dụng theo từng trường hợp, đối tượng cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tuân theo các quy tắc chung nêu trên, cụ thể:

* Trong quan hệ với khách hàng

- Những quy tắc cơ bản khi luật sư tiếp xúc với khách hàng

Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Quy tắc 6. Tôn trọng khách hàng

Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin

Quy tắc 8. Thù lao

Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

- Trong quá trình nhận vụ việc của khách hàng

Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng

Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng

- Quy tắc khi thực hiện vụ việc

Quy tắc 12. Thực hiện vụ việc của khách hàng

Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng

Quy tắc 14. Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý

Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

- Kết thúc vụ việc

Quy tắc 16. Thông báo kết quả thực hiện vụ việc

* Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp

Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp của luật sư

Quy tắc 18. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

Quy tắc 19. Cạnh tranh nghề nghiệp

Quy tắc 20. Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp

Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

Quy tắc 22. Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư

Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

Quy tắc 24. Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư

Quy tắc 25. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư

* Đạo đức của luật sư và cách ứng xử đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng

Quy tắc 26. Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa

Quy tắc 28. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

* Trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác và cơ quan nhà nước

Quy tắc 29. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

Quy tắc 30. Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác

* Các quy tắc đạo đức và ứng xử khác của luật sư

Quy tắc 31. Thông tin, truyền thông

Quy tắc 32. Quảng cáo

Xem chi tiết các quy tắc cụ thể tại Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019.

Ý nghĩa của Bộ Quy tắc đạo đức luật sư

Ý nghĩa quy tắc đạo đức luật sư

Ý nghĩa quy tắc đạo đức luật sư

Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư là phải tuân theo Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là cơ sở, thước đo để xây dựng cáac giá trị chuẩn mực trong nhân cách, con người luật sư và nghề luật sư, là căn cứ để xem xét, đánh giá khen thưởng, giám sát, giải quyết các tố cáo, khiếu nại, xử lý vi phạm kỷ luật đối với luật sư trong quá trình hành nghề và trong phạm vi tổ chức xã hội.

Trên đây là một số thông tin về các quy tắc đạo đức của luật sư theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến nghề luật sư, điều kiện hành nghề và tiêu chuẩn nghề luật sư, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X