hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 06/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thừa kế đất đai khi chồng chết: Điều kiện, trình tự, thủ tục thế nào?

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng là luật nào? Trình tự, hồ sơ, thủ tục thừa kế ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

 
Mục lục bài viết
  • Luật thừa kế đất đai khi chồng chết là luật nào?
  • Điều kiện chia thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết là gì?
  • Vợ là người duy nhất được thừa kế đất đai khi chồng chết, đúng không?
  • Thủ tục nhận thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết như thế nào?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, bố mẹ tôi kết hôn vào khoảng năm 1987 và ly hôn vào năm 1996.

Tài sản chung của bố mẹ tôi tạo lập được là căn nhà và thửa đất đã được cấp sổ đỏ vào năm 1994 tại huyện X.

Sau khi ly hôn, bố tôi chủ động chuyển đi nơi khác, nhường lại căn nhà, mảnh đất cho mẹ con tôi ở.

Ly hôn được khoảng 3 năm thì bố tôi lấy vợ mới. Bố tôi và người vợ mới có với nhau 2 người con chung.

Tài sản mà ông và vợ thứ 2 tạo lập được bao gồm căn nhà trên đất và thửa đất đã được cấp sổ đỏ năm 2013 tại huyện Y.

Đến cuối năm 2021, do bị bệnh nên bố tôi qua đời.

Vì không muốn có những vướng mắc về sau, tôi có gặp và nói chuyện với người vợ thứ 2 của bố tôi về việc giải quyết thủ tục chia thừa kế tài sản do bố tôi để lại.

Trái với dự đoán, người vợ thứ 2 của bố tôi không đồng ý thực hiện và nói rằng, toàn bộ tài sản mà bố tôi để lại đều là của bà ấy vì bà ấy là vợ hợp pháp của bố tôi.

Trước khi có quyết định xử lý cuối cùng, tôi muốn Luật sư giải đáp, giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc sau đây:

Một là, pháp luật nào quy định về việc nhận thừa kế đất đai khi chồng/vợ chết?

Hai là, điều kiện để chia thừa kế đối với tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết như thế nào?

Ba là, vợ có phải là người duy nhất được nhận thừa kế tài sản đứng tên chồng sau khi chồng chết không?

Bốn là, thủ tục chia tài sản thừa kế của người chồng sau khi chồng chết như thế nào?

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những vướng mắc liên quan đến vấn đề luật thừa kế đất đai khi chồng chết như sau:

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết là luật nào?

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng trong trường hợp của bạn là pháp luật về dân sự, pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật về đất đai cùng các văn bản khác có liên quan.

Do chưa được tiếp cận hồ sơ vụ việc cụ thể, nên chúng tôi giải đáp chung nhất cho câu hỏi của bạn như sau:

Việc chia di sản thừa kế do bố bạn để lại được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Được chia theo di chúc nếu như bố bạn có lập di chúc và di chúc phải hợp pháp, có hiệu lực pháp luật tại thời điểm phân chia di sản.

Trong các trường hợp còn lại, việc chia thừa kế được thực hiện theo thủ tục chia thừa kế theo pháp luật quy định tại Bộ luật Dân sự.

Cụ thể, dưới góc độ pháp lý, vợ chồng là từ được sử dụng để chỉ nam nữ có quan hệ hôn nhân, được pháp luật công nhận.

Nam nữ được coi là vợ chồng có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.

Theo đó, quyền được thừa kế tài sản của nhau là một trong những quyền của vợ, chồng khi người còn lại chết.

Điều kiện, thủ tục, tài sản được nhận thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật chuyên ngành về tài sản có liên quan.

Với tài sản thừa kế là đất đai, việc thừa kế được tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật sau đây:

Hay, tùy thuộc việc phân chia di sản thừa kế là theo pháp luật hoặc theo di chúc mà pháp luật áp dụng được lựa chọn cũng có sự khác biệt.

Chi tiết về điều kiện, cách chia, thủ tục thực hiện, hồ sơ... được chúng tôi trình bày ở phần dưới đây.

Như vậy, về cơ bản, luật thừa kế đất đai khi chồng chết là pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai.

Tùy thuộc tài sản thừa kế, hình thức nhận thừa kế... mà có thêm các văn bản khác điều chỉnh như Luật Công chứng, Luật Nhà ở cùng các văn bản khác có liên quan.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài sản như Bộ luật Tố tụng Dân sự,..cũng là những văn bản pháp luật điều chỉnh nếu trong quá trình thực hiện chia thừa kế có phát sinh khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng năm 2023Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng năm 2023

Điều kiện chia thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết là gì?

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng cho từng trường hợp chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là khác nhau.

Nói cách khác, để được chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tài sản, người để lại tài sản phải tuân thủ các điều kiện của pháp luật về việc chia thừa kế.

Về bản chất, đối với tài sản chung của vợ chồng thì chồng và vợ có quyền hưởng 1/2 số tài sản/trị giá tài sản chung.

Do đó, khi một người mất thì việc phân chia chỉ được thực hiện trong phạm vi sở hữu của vợ hoặc chồng mà không được chia phần của người còn lại.

Cụ thể, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014, các điều kiện cơ bản này bao gồm như hình thức di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc,...như chúng tôi liệt kê tại bảng dưới đây:

Điều kiện chia thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết có di chúc

Điều kiện chia thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết mà không có di chúc

  • Di chúc là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật tại thời điểm phân chia;

  • Tài sản được chia còn tồn tại ở thời điểm phân chia;

  • Trình tự, thủ tục phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo pháp luật về công chứng, chứng thực;

  • Người được nhận di sản thừa kế phải tồn tại hoặc thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết;

  • Đất đai phải thỏa mãn các điều kiện như đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ nhưng chưa được cấp, còn thời hạn sử dụng, không có tranh chấp... theo Điều 188 Luật Đất đai tại thời điểm phân chia;

  • Nhà ở là di sản thừa kế không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, không có thông báo giải tỏa, phá dỡ... như Điều 118 Luật Nhà ở 2014 đã quy định;

  • Người được nhận di sản phải được ghi nhận trong di chúc và không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản hoặc không được nhận di sản theo quy định pháp luật;

  • Tài sản là di sản thừa kế phải tồn tại ở thời điểm phân chia;

  • Người được nhận di sản thừa kế là đất đai không thuộc trường hợp là người không được hưởng di sản hoặc đã chết tại thời điểm phân chia;

  • Người được nhận di sản là người thuộc hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;

  • Điều kiện về đất ở, nhà ở được chia cũng tương tự như trường hợp có di chúc;

  • Điều kiện về trình tự, thủ tục phân chia cũng giống với chia thừa kế khi có di chúc;

Lưu ý: Việc chia di sản thừa kế là đất đai, nhà ở trên đất (nếu có) chỉ được coi là hoàn thành nếu như người nhận di sản đã được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Như vậy, căn cứ luật thừa kế đất đai khi chồng chết như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013,... điều kiện cơ bản để chia tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết là tài sản chung phải còn tồn tại ở thời điểm phân chia, người được nhận phải là người được ghi trong di chúc/người được thừa kế theo hàng thừa kế..

Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì người nhận di sản mới có thể được nhận tài sản thừa kế theo quy định pháp luật.
Điều kiện chia thừa kế đất đai khi chồng chếtĐiều kiện chia thừa kế đất đai khi chồng chết

Vợ là người duy nhất được thừa kế đất đai khi chồng chết, đúng không?

Như chúng tôi đã trình bày, căn cứ quy định của pháp luật thừa kế đất đai khi chồng chết, vợ được nhận tài sản thừa kế của người còn lại theo pháp luật hoặc theo di chúc. 

Xét trên nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, vợ là người duy nhất được hưởng thừa kế tài sản từ người chồng nếu:

  • Là người duy nhất được ghi nhận trong di chúc của chồng và người chồng không có người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (trừ người vợ) (nếu là chia theo di chúc);

  • Là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng do những người còn lại đều đã từ chối nhận di sản hoặc không thuộc trường hợp được hưởng di sản (nếu là chia theo pháp luật);

Mặt khác, trong cả hai trường hợp, chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, để vợ là người duy nhất được nhận di sản thừa kế này thì còn phải đảm bảo các điều kiện là:

  • Người đang là vợ của một người tại thời điểm người đó chết thì họ được nhận tài sản thừa kế của người còn lại, dù sau này họ có kết hôn với người khác (Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015);

  • Tài sản phải còn tồn tại tại thời điểm chia thừa kế;

  • Nếu chia tài sản thừa kế theo di chúc thì di chúc phải là di chúc có hiệu lực pháp luật;

  • Người được nhận thừa kế không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;

  • Đất đai được chia thừa kế phải thỏa mãn quy định tại Điều 168, Điều 188 Luật Đất đai 2013;

Hay, người vợ thứ 2 của ba bạn vẫn có thể là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế từ ba bạn nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện về việc chia thừa kế như chúng tôi đã nêu trên.

Tuy nhiên, với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, bạn và mẹ của mình không có ý định từ chối nhận di sản.

Từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi giả sử phần tài sản đất đai mà ba bạn để lại là di sản đều thỏa mãn quy định pháp luật là di sản thừa kế.

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc chia thừa kế đối với phần tài sản mà bố bạn để lại được tiến hành như sau:

Một là, đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu chung với mẹ bạn

Theo đó, khi ba bạn mất mà không để lại di chúc, tài sản chung với mẹ bạn được phân chia như sau:

  • Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung này được chia cho ba bạn và bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người kể trên);

  • Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ba bạn được chia thừa kế cho bạn, vợ 2 của ba bạn, 2 người con của vợ hai ba bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người đã nêu);

Hai là, tài sản mà ba bạn có quyền sở hữu chung với người vợ 2

Khi ba bạn mất mà không có di chúc, thì việc chia thừa kế được thực hiện theo pháp luật, tài sản chung giữa ba bạn và người vợ thứ 2 của ba bạn được phân chia như sau:

  • Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ba bạn trong khối tài sản chung được chia cho bạn, vợ thứ 2 của ba bạn, 2 con của ba bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người nêu trên);

  • Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người vợ thứ 2 của ba bạn không được chia và vẫn thuộc quyền sở hữu của họ;

Vì những phân tích, quy định pháp luật nêu trên, suy ra:

  • Những người có quyền nhận thừa kế đất đai là di sản mà ba bạn để lại gồm bạn, người vợ thứ 2 của ông, các con của ba bạn với người vợ thứ 2;

  • Điều này cũng có nghĩa là, dù người vợ thứ 2 của ba bạn không đồng ý việc chia thừa kế thì bạn vẫn có quyền được yêu cầu phân chia di sản thừa kế mà ba mẹ bạn để lại;

  • Việc chia tài sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu không có tranh chấp. Trường hợp có tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

Kết luận: Áp dụng quy định của pháp luật thừa kế đất đai khi chồng chết, vợ quyền thừa kế tài sản từ chồng khi người chồng chết.

Tuy nhiên, người này phải thỏa mãn điều kiện tiên quyết là phải là vợ hợp pháp tại thời điểm người chồng chết.

Mặc dù vậy, khi người chồng mất, người vợ không được hưởng toàn bộ di sản mà tài sản này phải được chia cho những người thừa kế theo hàng thừa kế nếu chia theo pháp luật hoặc người được chỉ định trong di chúc nếu tài sản được chia theo di chúc.

Nói cách khác, trong trường hợp của bạn, người vợ thứ 2 của ba bạn chỉ được nhận toàn bộ di sản mà ba bạn để lại nếu bạn và những người thừa kế khác đều từ chối nhận di sản.

Thủ tục chia thừa kế đất đai khi chồng chếtThủ tục chia thừa kế đất đai khi chồng chết

Thủ tục nhận thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết như thế nào?

Pháp luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định việc nhận thừa kế được tiến hành tương ứng với trường hợp có tranh chấp phát sinh hoặc không có tranh chấp phát sinh.

Nguyên tắc chung, nếu việc phân chia di sản thừa kế do bố bạn để lại không có tranh chấp thì được tiến hành theo trình tự khai nhận/thỏa thuận phân chia, đăng ký sang tên.

Nếu có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp mới có thể được nhận di sản thừa kế.

Cụ thể, chúng tôi hướng dẫn sơ bộ việc xử lý, giải quyết yêu cầu chia thừa kế là di sản bố bạn để lại cho gia đình bạn trong cả hai tình huống có tranh chấp hoặc không có tranh chấp như sau:

Trường hợp 1: Các bên có thể tự thỏa thuận, thương lượng, thống nhất được việc phân chia di sản thừa kế

  • Lúc này, bạn cùng những đồng sở hữu như chúng tôi đã nêu trên thực hiện họp mặt, giải quyết nghĩa vụ liên quan đến tài sản thừa kế mà bố bạn để lại (nếu có);

  • Những người đồng thừa kế lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/khai nhận di sản thừa kế có công chứng hoặc chứng thực;

  • Những người được hưởng di sản thừa kế thực hiện đăng ký biến động/sang tên sổ đỏ từ tên của bố bạn thành tên của những người được nhận thừa kế tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Trường hợp 2: Các bên có tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế

  • Lúc này, một trong số những người được nhận thừa kế hoặc toàn bộ người được nhận di sản thừa kế được quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân chia di sản là đất đai mà bố bạn để lại;

  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là tòa án nhân dân nơi có đất (cấp huyện nếu không có yếu tố nước ngoài và cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài);

  • Để được Tòa án có thẩm quyền giải quyết, bên có yêu cầu phải có đơn khởi kiện/đơn yêu cầu chia tài sản thừa kế cùng các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện như giấy tờ về đất đai, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện...;

  • Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng;

  • Bản án/Quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền là căn cứ để người nhận di sản thừa kế đăng ký sang tên, biến động quyền sử dụng đất/hoặc yêu cầu thi hành bản án/quyết định đã có hiệu lực về việc giải quyết yêu cầu chia thừa kế;

Kết luận: Để thực hiện đúng luật thừa kế đất đai khi chồng chết, bạn nên tham khảo các quy định pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế như chúng tôi đã trình bày qua các phần trên.

Đặc biệt, nếu có phát sinh tranh chấp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về luật thừa kế đất đai khi chồng chết, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X