hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 23/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đã rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được? [Cập nhật 2023]

Bạn đã từng rút BHXH 1 lần nhưng băn khoăn không biết liệu có đóng lại được không? Nếu có thì rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được? Cùng giải đáp thắc mắc qua nội dung bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Chào Hieuluat. Tôi năm ngoái đã rút BHXH 1 lần rồi, mong Hieuluat giải đáp giúp tôi nếu giờ tôi tìm được việc mới thì việc đóng BHXH lại sẽ như thế nào ạ? Tôi rất hi vọng có thể đóng lại được BHXH vì tôi dự kiến trong 2 năm nữa sẽ sinh con, tôi nghe nói có bảo hiểm thì sẽ được hưởng các khoản tiền thai sản. (Minh Hoa – Bạc Liêu)

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần rồi đóng lại được không?

Trước tiên có thể khẳng định, người lao động hoàn toàn có thể rút BHXH 1 lần rồi đóng lại.

Theo nội dung khoản 3 Điều 5 Luật BHXH 2014 có thể thấy, thời gian đóng BHXH mà người lao động đã dùng để tính hưởng BHXH 1 lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở cho các chế độ BHXH khác nữa.

Điều đó cũng có nghĩa, chế độ BHXH 1 lần được tính trên toàn bộ khoảng thời gian người lao động đã đóng BHXH trước đó. Do vậy khi quyết định làm hồ sơ hưởng chế độ này, toàn bộ thời gian đóng BHXH người lao động tích lũy trước đó sẽ bị xóa bỏ.

Ngoài ra, cũng không có bất kỳ quy định nào cấm người lao động đã rút BHXH 1 lần không được phép đóng lại.

Cho nên, người lao động có mong muốn thì hoàn toàn có thể tiếp tục tích lũy thời gian đóng bảo hiểm từ đầu.

Đã rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được?

Rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được?
Rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được?

Hiện nay, không có bất kỳ điều khoản nào quy định về việc đã rút BHXH 1 lần sau bao lâu đóng lại được. Do vậy, khi có mong muốn thì người lao động hoàn toàn có thể đóng BHXH để hưởng các chế độ.

Có 2 cách tham gia BHXH sau khi đã rút BHXH 1 lần:

Cách 1. Tham gia BHXH bắt buộc

Để tham gia BHXH bắt buộc, bạn phải quay trở lại thị trường lao động và trở thành một trong những đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, có thể nhắc đến:

- Ký hợp đồng lao động từ đủ 03 – dưới 12 tháng;

- Ký hợp đồng lao động từ đủ 01 – dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức hoặc viên chức;

- …..

Khi tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì người lao động được giải quyết hưởng các chế độ: thai sản, tử tuất, ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí.

Dù khi tiến hành hưởng BHXH 1 lần, sổ bảo hiểm của bạn đã bị thu lại nhưng cơ quan bảo hiểm không hề xóa mã số của bạn trên hệ thống. Vì thế khi đến công ty mới, bạn chỉ cần thông báo mã số bảo hiểm xã hội cũ của mình cho bộ phận nhân sự để họ làm các thủ tục báo tăng lao động.

Trong trường hợp quên, có thể tìm lại bằng cách: xem trên thẻ BHYT, đăng nhập ứng dụng VssID…

Cách 2. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trường hợp không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bạn có thể đóng BHXH theo hình thức tự nguyện.

Với cách này, bạn được phép lựa chọn mức đóng, thời gian đóng…phụ thuộc vào tình hình tài chính, song người tham gia BHXH tự nguyện sẽ chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Theo thông tin chúng tôi nhận được thì bạn có mong muốn đóng BHXH để được hưởng thai sản, do vậy bạn nên lựa chọn cách thức tham gia BHXH bắt buộc bằng cách ký hợp đồng lao động với bên sử dụng lao động và đáp ứng các yêu cầu về chế độ thai sản theo quy định mới nhất.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc đã rút BHXH 1 lần bao lâu đóng lại được. Nếu còn thắc mắc, xin mời bạn đọc liên hệ 19006192 và cùng trao đổi thêm với chúng tôi.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X