BHXH là "bệ đỡ" cho người lao động trong thời kỳ khó khắn, do vậy rút BHXH 1 lần có mất BHTN không là vấn đề mà rất nhiều người lao động thắc mắc bởi nếu không nắm được thông tin thì quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng.
Rút BHXH 1 lần có mất BHTN không?
Chào bạn, đối với câu hỏi rút BHXH 1 lần có mất BHTN không, chúng tôi xin trả lời như sau:
Có thể khẳng định, việc rút BHXH 1 lần không làm mất, triệt tiêu thời gian đã đóng BHTN.
BHXH 1 lần và BHTN là hai chế độ độc lập với nhau, vì chế độ BHXH bắt buộc dành cho người lao động trong thời kỳ: Thai sản, ốm đau, hưu trí, tử tuất và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Theo Điều 4 Luật BHXH năm 2014).
Còn BHTN các chính sách hỗ trợ người lao động có đóng BHTN nhưng bị mất việc làm (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Như vậy, việc rút BHXH 1 lần không tác động gì đến việc bảo lưu thời gian đã tham gia BHTN. Tổng số tháng đã đóng BHTN vẫn được bảo lưu và cộng dồn cho những lần hưởng tiếp theo nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu nêu tại Điều 49 Luật Việc làm.
Người lao động rút BHXH 1 lần có mất BHTN không?
Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh bảo hiểm xã hội không?
BHTN và BHXH là 2 chế độ độc lập với nhau, trong đó BHXH được Luật BHXH điều chỉnh, còn chế độ BHTN chịu sự điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 và các văn bản liên quan. Do vậy, nếu không tham gia BHTN thì bạn có thể nhận BHXH.
Để được nhận BHXH 1 lần thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp được nêu cụ thể tại Điều 54, 60 Luật BHXH 2014 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, bao gồm:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH;
- Lao động nữ làm việc ở xã, phường thị trấn đã đủ từ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm tham gia BHXH, đồng thời không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Người lao động đi định cư nước ngoài;
- Người lao động bị bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế: ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, HIV/AIDS, phong, lao nặng và một số bệnh khác…
- Những người lao động sau khi phục viên, thôi việc hoặc xuất ngũ mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu, bao gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp công tác trong quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc ngành công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương giống quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ theo thời hạn; học viên quân đội, công an hoặc cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể nhận tiền BHXH 1 lần.
Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh bảo hiểm xã hội không
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng lúc được không?
Chào chị, việc rút BHTN và BHXH 1 lần không thể diễn ra cùng lúc.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ có thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng để nộp hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Song, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 93/2015/QH13 thì người lao động được nhận tiền BHXH 1 lần khi đóng BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc, tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
Có thể thấy, mốc thời gian quy định nộp hồ sơ để nhận tiền giữa các chế độ là khác nhau. Do vậy, bạn không thể rút BHTN và BHXH 1 lần cùng lúc được.
Thay vào đó, bạn phải làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp trước nếu đáp ứng được các yêu cầu nêu tại Điều 49 Luật Việc làm. Sau đó, trong thời hạn 01 năm kể từ khi nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa thì bạn mới được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Trên đây là nội dung giải đáp xung quanh vấn đề rút BHXH 1 lần có mất BHTN không. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn thêm.