hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 23/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không?

Tiền trong thẻ ATM của người mất cũng là di sản thừa kế mà người chết để lại theo quy định pháp luật. Vậy có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không?

Câu hỏi: Nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi có thể rút tiền trong thẻ ATM của người mất được không? Cách rút thế nào?

Có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không?

Theo quy định pháp luật, khi một người đã mất thì tất cả tài sản của người này có được lúc còn sống để lại gọi là di sản thừa kế, bao gồm cả tiền trong thẻ ATM.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với những người khác.

Do đó, hoàn toàn có thể rút tiền trong thẻ ATM của người mất khi chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.

Có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không?

Có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không?

Để xác định có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất hay không, có thể chia thành 02 trường hợp để xác định ai được rút số tiền này, cụ thể như sau:

Trường hợp người mất để lại di chúc:

Trong trường hợp này, việc chia thừa kế phụ thuộc vào nội dung trong di chúc của người mất. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của người chết nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Nếu trong di chúc của người chết có nội dung thể hiện để hiện số tiền trong thẻ ATM cho một hay nhiều người khác thì người đó sẽ có quyền được rút và thụ hưởng số tiền này. Tuy nhiên, di chúc phải hợp pháp thì người có quyền thừa kế mới được rút tiền trong thẻ ATM.

Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện: Người lập di chúc trong lúc lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối hay ép buộc, nội dung không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, hình thức không trái với quy định.

Ngoài ra, theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có: Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng, còn thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Như vậy, nếu di chúc của người mất không để lại di chúc cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên thì những người này vẫn được hưởng và rút một phần di sản trong thẻ ATM của người mất.

Trường hợp người mất không để lại di chúc:

Nếu người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế là số tiền trong thẻ ATM của người mất sẽ được phân chia theo quy định pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất được hưởng có và quyền rút số tiền này là: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi.

Khi đó, những đối tượng nếu trên được rút tiền trong thẻ ATM của người mất. Nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn thì người trong hàng thừa kế thứ hai sẽ có quyền hưởng và rút số tiền trong thẻ.

Hồ sơ, thủ tục rút tiền trong thẻ ATM của người mất

Để rút tiền trong thẻ ATM của người mất, những người thừa kế phải làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014, thủ tục công chứng/chứng thực thủ tục khai nhận di sản thừa kế như sau:

“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

Hồ sơ, thủ tục rút tiền trong thẻ ATM của người mất

Hồ sơ, thủ tục rút tiền trong thẻ ATM của người mất

Trường hợp phải thực hiện thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì thủ tục công chứng/chứng thực thủ tục này được áp dụng theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014, cụ thể:

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”

Để thực hiện các thủ tục nêu trên, những người được hưởng di sản của người chết phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

- CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, giấy khai sinh, giấy xác nhận thông tin cư trú của toàn bộ những người có quyền thừa kế di sản.

- Giấy chứng tử/Trích lục khai tử của người mất.

- Các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người chết để lại di sản với những người trong hàng thừa kế như: Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, giấy xác nhận thông tin cư trú,... (trong trường hợp không để lại di chúc).

- Di chúc do người chết lập (bản gốc) trong trường hợp người chết để lại di chúc.

- Giấy tờ về di sản thừa kế. Trong trường hợp này, di sản là tiền trong thẻ ATM của người mất thì phải có giấy tờ xác nhận của ngân hàng về số tiền mà người mất để lại.

- Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế (có công chứng), trong đó đề cập rõ nội dung ai được quyền nhận thừa kế đối với số tiền trong thẻ ATM và thông tin về việc những người thừa kế từ chối nhận di sản (nếu có).

Trình tự thủ tục để rút tiền trong thẻ ATM người mất được tiến hành như sau:

- Những người thừa kế nộp đầy đủ hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện niêm yết thông báo về việc thừa kế tại trụ sở UBND cấp xã trong 15 ngày.

- Sau thời gian niêm yết nếu không phát sinh khiếu nại, tranh chấp thì Công chứng viên lập Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

- Những người thừa kế đọc và và ký vào Văn bản trước sự chứng kiện của Công chứng viên. Sau đó, Công chứng viên thực hiện công chứng Văn bản này.

- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và nhận kết quả. Sau đó mang các giấy tờ cần thiết đến ngân hàng yêu cầu rút tiền trong thẻ ATM của người mất.

Trên đây là những thông tin về vấn đề có được rút tiền trong thẻ ATM của người mất không. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006192 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X