Sinh viên có thể vay tiền ngân hàng được không? Là câu hỏi được nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Vậy nếu bạn đang thắc mắc, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Sinh viên có thể vay tiền ngân hàng không?
Nhằm tạo điều kiện đến trường và môi trường học tập, đào tạo thuận lợi nhất cho sinh viên, hiện nay Nhà nước ta cho phép sinh viên được vay vốn ngân hàng đối với nhóm đối tượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này được Nhà nước áp dụng để hỗ trợ cho sinh viên một phần chi phí trang trải học tập và sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường, như các khoản học phí, chi phí ăn ở, đi lại,...
Sinh viên có thể vay tiền ngân hàng được không?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ vay tiền ngân hàng. Cụ thể các đối tượng được vay tiền ngân hàng là:
- Sinh viên mồ côi cha, mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động để nuôi con.
- Sinh viên là thành viên trong hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp:
Hộ nghèo.
Hộ cận nghèo.
Hộ có mức sống trung bình so với mức chuẩn .
- Trong thời gian sinh viên đang theo học, gia đình đang gặp khó khăn về tài chính nguyên nhân do tai nạn, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc bệnh tật có xác nhận của UBND cấp xã nơi gia đình sinh viên cư trú.
Như vậy, sinh viên thuộc một trong các nhóm đối tượng nêu trên có thể vay tiền ngân hàng thông qua các hình thức, phương thức vay vốn pháp luật quy định.
Để được hỗ trợ vay tiền ngân hàng, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, gồm:
- Sinh viên đang sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp nơi cho vay và là đối tượng được vay vốn ngân hàng nêu trên.
- Có giấy báo trúng tuyển/Giấy xác nhận vào học đại học của nhà trường (nếu là sinh viên năm nhất).
- Có xác nhận của nhà trường về việc đang học tại trường đại học, không bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi: trộm cắp, buôn lậu, đánh bạc, nghiện hút (nếu là sinh viên năm hai trở đi).
- Ngoài ra, sinh viên cần bổ sung giấy đề nghị vay vốn có chứng thực của UBND cấp xã nơi cư trú. Đồng thời không bị ghi nhận nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác.
Sinh viên có làm thẻ tín dụng được không?
Hiện nay, không nhiều ngân hàng chấp thuận mở thẻ tín dụng cho sinh viên. Bởi vì đa số sinh viên đang còn đi học, không chứng minh được thu nhập và không có tài sản đảm bảo. Do đó, phần lớn sinh viên không đủ điều kiện để mở thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để chi trả các khoản chi phí của sinh viên thì thẻ tín dụng là một giải pháp để sinh viên chủ động chi trả các khoản chi phí này.
Sinh viên có làm thẻ tín dụng được không?
Để sở hữu thẻ tín dụng, các bạn sinh viên có thể tham khảo các cách sau:
- Mở thẻ tín dụng thông qua hình thức là thẻ phụ của bố mẹ; hoặc
- Thẻ tín dụng đứng tên chính mình nếu có tài sản đảm bảo/chứng minh được thu nhập của mình. Nhiều sinh viên năm 3, năm 4 đã có việc làm đem lại nguồn thu nhập ổn định. Đây là cơ sở để sinh viên được các ngân hàng xem xét cấp thẻ tín dụng.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần đáp ứng một số điều kiện tuỳ vào quy định của mỗi ngân hàng như:
- Sinh viên năm 3 trở đi.
- Đứng tên giấy đăng ký xe máy, xe ô tô.
- Điểm học tập từ 7,0 trở lên.
- Có đi làm thêm, thu nhập theo lương chuyển khoản từ 4,5 triệu đồng.
Như vậy, sinh viên hoàn toàn có thể làm thẻ tín dụng để chi tiêu, chi trả các khoản chi phí về học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày của mình.
Một số lưu ý khi sinh viên vay tiền ngân hàng
Trước khi vay tiền ngân hàng, sinh viên cần lưu ý một số điều để cân nhắc nên vay hay không, cụ thể như sau:
- Về hạn mức cho vay: Quyết định 05/2022/QĐ-TTg được ban hành đã tăng mức vay cho sinh viên lên 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên (quy định trước đây chỉ được vay với mức 2.500.000 đồng/tháng/viên).
- Về lãi suất: Lãi suất đối với các gói vay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tương đối thấp, cụ thể là 6,6%/năm. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn áp dụng hình thức phạt khi sinh viên chậm thanh toán, khoảng 130 - 150% mức lãi suất cho vay. Trường hợp không trả nợ đúng hạn cũng có thể bị ghi nhận nợ xấu ảnh hưởng đến việc vay vốn sau này. Do đó, sinh viên cần lưu ý để thanh toán theo đúng quy định.
- Về thời hạn cho vay: Hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ sinh viên có thể trả nợ khi ra trường có có thu nhập ổn định.
Trên đây là những thông tin về vấn đề sinh viên có thể vay tiền ngân hàng không. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin liên quan nào, hãy liên hệ ngay tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.