Số công chứng là gì? Số công chứng được ghi như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng. Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết sau.
Số công chứng là gì?
Số công chứng là gì?
Để theo dõi, quản lý việc công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng được quy định phải sử dụng sổ công chứng. Hiện nay, tại các mẫu Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch và sổ công chứng bản dịch đều có cột số công chứng (cột 1).
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định số công chứng được hiểu là số thứ tự ghi trong sổ công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện việc công chứng & ký hiệu phân loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch).
Số ghi trong văn bản được công chứng là số tương ứng với số công chứng được ghi trong sổ công chứng.
Theo đó, có thể hiểu số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng được sử dụng để tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục công chứng hợp đồng/giao dịch và bản dịch.
Số công chứng được ghi như thế nào?
Số công chứng được ghi như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP có hướng dẫn việc ghi Số công chứng như sau:
- Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ bắt đầu từ số 01 cho đến hết năm;
- Số công chứng không được lấy số kèm theo chữ cái;
- Nếu trường hợp chưa hết năm mà phải sử dụng sang sổ công chứng khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ công chứng trước.
Ngoài ra, tại các mẫu sổ công chứng sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27), sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28) ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP có hướng dẫn:
Số công chứng được ghi trong cột 1 là số ghi trong lời chứng của công chứng viên; đối với mỗi một yêu cầu công chứng thì phải ghi một số, không phụ thuộc vào số lượng văn bản công chứng của yêu cầu công chứng đó.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ Điều 32 và Điều 33 Luật Công chứng 2014 có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng | Quyền của tổ chức hành nghề công chứng |
- Thứ nhất là quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. - Thứ hai là chấp hành quy định của pháp luật về lao động, tài chính, thuế và thống kê. - Thứ ba là thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước. - Thứ tư là niêm yết lịch làm việc, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, thủ tục công chứng, và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình. - Thứ năm là mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng và bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 38 Luật Công chứng - Thứ sáu là tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự ở tổ chức - Thứ bảy là tạo điều kiện cho công chứng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. - Thứ tám là thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước về việc báo cáo, thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng. - Thứ chín là lập sổ công chứng, lưu trữ hồ sơ công chứng. - Thứ mười là thực hiện chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản, các thông tin khác về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với những tài sản có liên quan đến hợp đồng/giao dịch do công chứng viên của tổ chức thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu về công chứng quy định ở Điều 62 Luật công chứng. - Cuối cùng là những nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này & các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. | - Thứ nhất là ký hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động với các công chứng viên quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng và những nhân viên làm việc cho tổ chức mình. - Thứ hai là thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác. - Thứ ba là cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày/giờ làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân. - Thứ tư là được khai thác, sử dụng thông tin từ nguồn là cơ sở dữ liệu công chứng quy định Điều 62 Luật Công chứng - Cuối cùng là những quyền khác theo quy định của Luật Công chứng & các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. |
Trên đây là thông tin về vấn đề số công chứng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.