Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng là loại tài liệu gì? Có vai trò như thế nào? Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng được tiến hành ra sao?... Cùng HieuLuat giải đáp những vấn đề pháp lý xoay quanh nội dung này trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi thắc mắc không biết sơ đồ dự án đầu tư xây dựng là loại tài liệu gì? Tài liệu này đóng vai trò gì trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng?
Quy trình để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng (ví dụ xây dựng chung cư, xây dựng khu nghỉ dưỡng…) gồm mấy bước? Cụ thể các bước ra sao?
Chào bạn, xoay quanh vướng mắc của bạn về sơ đồ dự án đầu tư xây dựng mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng có vai trò gì?
Trước hết, để hiểu về sơ đồ dự án đầu tư xây dựng là gì, nó có vai trò gì trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì cần hiểu rõ dự án đầu tư xây dựng là dự án gì.
Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 định nghĩa dự án đầu tư xây dựng như sau:
…
15. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
…
Theo đó, hiểu đơn giản thì dự án đầu tư xây dựng chính là việc xây mới các công trình xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Việc xây dựng này được thực hiện sau khi đề xuất, đề nghị của chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng hay còn được hiểu là các bản vẽ kỹ thuật được sử dụng trong các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Sơ đồ được lập, sử dụng trong dự án đầu tư xây dựng bao gồm các thông số kỹ thuật như vị trí các công trình, diện tích sử dụng, ranh giới của các công trình, độ cao, …
Thông qua sơ đồ kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật của công trình xây dựng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đánh giá, xác nhận sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Sơ đồ kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng cũng là một trong những tài liệu để các đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình theo đúng giấy phép xây dựng được cấp, đúng dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
Đây là loại tài liệu không thể thiếu xuyên suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án.
Ví dụ, sơ đồ kỹ thuật được sử dụng trong đồ án quy hoạch xây dựng (khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng 2014),...
Kết luận: Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng là bản vẽ thể hiện các thông số kỹ thuật như ranh giới các công trình, hình dạng các công trình, chất liệu sử dụng trong công trình, quy mô công trình xây dựng…
Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng đóng vai trò quan trọng để dự án được cấp phép thực hiện, là căn cứ để thẩm định sự phù hợp của dự án so với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng như thế nào?
Dự án đầu tư xây dựng công trình được hoàn thành theo đúng đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần trải qua các bước luật định.
Căn cứ quy định tại Luật Xây dựng 2014, các bước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
Bước 1: Lập dự án đầu tư xây dựng và báo cáo tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng
Đây là bước đầu tiên để chủ đầu tư thể hiện nhu cầu, khả năng cũng như đánh giá các yếu tố để thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Thông qua dự án đầu tư xây dựng và báo cáo tiền khả thi được lập, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đánh giá được năng lực của chủ đầu tư, sự cần thiết, phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Là loại báo cáo có các tài liệu kỹ thuật như bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng, thuyết minh về sự cần thiết của dự án…
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có thể thay thế cho báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng trong các trường hợp luật định để làm căn cứ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đầu tư.
Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định dự án đầu tư xây dựng dựa trên báo cáo nghiên cứu tiền khả khi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:
Loại dự án | Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước | Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách | Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác |
Thẩm quyền thẩm định dự án |
|
| Nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng 2014 đối với các dự án có công trình cấp I, cấp đặc biệt: Cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì việc thẩm định; |
Căn cứ pháp lý | khoản 2 Mục III Công văn 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (Luật Xây dựng 2014) |
Bước 3: Quyết định đầu tư xây dựng
Khoản 17 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng như sau:
Loại dự án đầu tư xây dựng | Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng |
Dự án sử dụng vốn đầu tư công | Theo quy định của pháp luật về đầu tư công |
Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước | Theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác có liên quan |
Dự án PPP | Theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư |
| Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan |
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng
Trừ các công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng phải được cấp giấy phép xây dựng trước khi thực hiện thi công.
Bước 5: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Chủ đầu tư, các đơn vị thi công thực hiện thi công dự án đầu tư xây dựng theo trình tự đã được phê duyệt;
Bước 6: Hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa công trình vào sử dụng
Sau khi hoàn thành việc xây dựng, công trình được nghiệm thu, hoàn công và đưa vào sử dụng theo trình tự luật định.
Bước 7: Bảo trì, bảo hành công trình xây dựng
Sau khi đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện bảo hành, bảo trì công trình theo định kỳ hoặc đột xuất theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
Kết luận: Dự án đầu tư xây dựng được thực hiện thông qua các bước cơ bản mà chúng tôi đã nêu trên.