hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 04/03/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sổ đỏ photo có chia được thừa kế không? Phải làm thế nào?

Việc chia thừa kế nhà đất có thể dẫn đến nhiều tranh chấp. Cùng với đó, việc thiếu giấy tờ và không thỏa thuận được của các đồng thừa kế sẽ gây khó khăn cho quá trình phân chia thừa kế.
Câu hỏi: Bà nội tôi mất, sổ đỏ mất chỉ còn lại sổ photo. Vậy giờ ba tôi (con trai thứ) làm sổ đứng tên ba tôi được không? Trước khi bà nội tôi mất có chia đất cho các con bằng miệng. Riêng 1 số anh em có chia và đã làm sổ đỏ riêng rồi. Và giờ ba tôi làm sổ đứng tên ba tôi nhưng các anh em có người ký tên ủy quyền có người ko ký tên ủy quyền cho ba tôi đứng tên. Vậy cho hỏi ba tôi cần làm những giấy tờ và thủ tục gì để được đứng tên và làm lại sổ đỏ ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong chờ câu trả lời ạ.

1. Chỉ còn Sổ đỏ photo có chia thừa kế được không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về hướng dẫn cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân cấp xã, gồm các giấy tờ sau đây:

- Dự thảo thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Bản sao giấy tờ quy định trên phải được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Và căn cứ theo khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì khi nộp hồ sơ chia thừa kế tại Văn phòng công chứng, người yêu cầu công chứng cần xuất trình hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Dự thảo thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, hồ sơ chia thừa kế để được công chứng, chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng công chứng thì cần phải có “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) gốc để đối chiếu với bản photo. Trong trường hợp này thì chỉ còn “Sổ đỏ” photo nên sẽ không được chia thừa kế theo thủ tục thông thường.

Để chia được thừa kế trong trường hợp này, cần tiến hành song song thủ tục cấp lại Sổ đỏ photo (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục chia thừa kế) theo quy định tại Điều 77, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Điều 40, Điều 57, Điều 58 và 59 Luật Công chứng 2014.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời chia thừa kế quyền sử dụng đất

Theo đó, khi không còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc thì cần phải khai báo với ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi tiếp nhận khai báo của bạn thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã. Sau 15 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và đề nghị phân chia di sản thừa kế, cụ thể bao gồm các loại giấy tờ sau.

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận

- Dự thảo thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản (đã công chứng, chứng thực);

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (đã công chứng, chứng thực);

Trình tự thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chia thừa kế quyền sử dụng đất

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đất hoặc nộp tại Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND cấp huyện. Nếu địa phương chưa có Bộ phận một cửa thì có thể nộp trực tiếp tới Văn phòng đăng ký đất đai, được đặt tại UBND cấp huyện.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện một số các hoạt động pháp lý theo quy định để trình UBND cấp huyện ký quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được nhận thừa kế.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

so do photo co chia duoc thua ke khong

Sổ đỏ photo có chia được thừa kế không? (Ảnh minh họa)


2. Các đồng thừa kế không từ chối nhận di sản thì phải làm sao?     

Trong tình huống chưa nêu rõ là di chúc bằng miệng đã đúng theo quy định pháp luật về hình thức, và nội dung chưa nên xác định hai trường hợp sau đây.

Trường hợp thứ nhất, di chúc miệng đã đúng quy định pháp luật tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì bố bạn có quyền được nhận di sản thừa kế quyền sử dụng đất theo di nguyện của bà nội bạn.

Trường hợp thứ hai, di chúc miệng không đúng quy định pháp luật thì sẽ chia thừa thế theo pháp luật tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó những người được nhận thừa kế được xác định bao gồm ba hàng thừa kế, trong đó hàng thứa kế thứ nhất xác định bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy quyền sử dụng đất do bà bạn để lại sẽ được chia đều cho các hàng thừa kế thứ nhất.

Trong trường hợp các anh chị em của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất thỏa thuận được thì làm phân chia di sản thừa kế và văn bản từ chối nhận di sản thừa kế kèm các giấy tờ đã nêu ở trên nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định.

Trong trường hợp anh chị em ruột của bố bạn không ký vào Biên bản từ chối nhận di sản thừa kế thì bố bạn chỉ có thể nhận được một phần di sản sau khi đã chia đều và chỉ được làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với một phần di sản đó.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc Sổ đỏ photo có chia thừa kế được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài  19006192 để chúng tôi hỗ trợ bạn.

Có thể bạn quan tâm

X