hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 25/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

So sánh giao đất và thuê đất: Những điểm khác biệt cần biết

Giao đất và cho thuê đất đều là hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu sử dụng theo quy định pháp luật. Vậy hai hình thức này giống và khác nhau thế nào?

Mục lục bài viết
  • So sánh giao đất và thuê đất theo quy định mới nhất
  • So sánh có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất
  • Điều kiện để được giao đất, cho thuê đất mới nhất
Câu hỏi: Trên các sổ đỏ của gia đình tôi có ghi hình thức sử dụng là giao đất, cho thuê đất. Tôi thắc mắc không biết giao đất và cho thuê đất khác nhau như thế nào? Nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi.

So sánh giao đất và thuê đất theo quy định mới nhất

So sánh giao đất và thuê đấtSo sánh giao đất và thuê đất

Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức: Giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ so sánh hình thức giao đất và cho thuê đất theo các nội dung dưới đây.

- Giống nhau:

  • Được Nhà nước trao quyền sử dụng đất.

  • Chủ thể sử dụng quyền sử dụng đất có đầy đủ khả năng cũng như nhu cầu sử dụng đất.

  • Dựa theo quy định pháp luật và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương để giao đất, cho thuê đất.

  • Có các quyền và nghĩa vụ chung đối với người sử dụng đất.

- Khác nhau:

Tiêu chí/Hình thức

Giao đất

Cho thuê đất

Hình thức sử dụng

Gồm có 02 hình thức là: Có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất.

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước quyết định hình thức sử dụng đất phù hợp.

Gồm có 02 hình thức là: Cho thuê đất trả tiền hàng năm và trả tiền một lần.

Người sử dụng đất thông qua cho thuê đất được thoả thuận về hình thức trả tiền khi thuê đất tùy theo nhu cầu, khả năng của mình. 

Hạn mức sử dụng

Nhà nước quy định hạn mức giao đất nông nghiệp và đất ở như sau:

- Tuỳ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức cụ thể giao đất ở tại địa phương mình.

- Hạn mức giao đất đối với đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013:

+ Đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối: Không quá 3ha/mỗi loại đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Không quá 2ha/mỗi loại đất tại các vùng khác.

+ Đất trồng cây lâu năm: Không quá 10ha đối với đồng bằng; Không quá 30ha đối với trung du, miền núi.

+ Đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất: Không quá 30ha/mỗi loại đất.

Pháp luật không có quy định về hạn mức cho thuê đất mà căn cứ vào các yếu tố để cho thuê đất như sau:

- Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

- Quỹ đất tại địa phương có thể đáp ứng.

Diện tích cho thuê đất được ghi rõ tại Quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền và/hoặc Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất giữa cơ quan có thẩm quyền và người được cho thuê đất.

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao gồm:

- Sử dụng đất ổn định lâu dài: Đối với người sử dụng đất vào các mục đích tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 như: Hộ gia đình, cá nhân dùng để ở; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất; thương mại dịch vụ; xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính; quốc phòng, an ninh; cơ sở tôn giáo;... 

- Sử dụng đất có thời hạn. 

- Người sử dụng đất thông qua hình thức này đều quy định có thời hạn sử dụng, không được sử dụng ổn định, lâu dài.

- Thời hạn thuê đất được quy định tối đa là: 50 năm, 70 năm hoặc 99 năm tùy từng trường hợp cụ thể.

Quyền của chủ sử dụng

Người sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng của mình cho người khác thông qua việc: Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, chuyển đổi và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Quyền của người sử dụng đất tuỳ thuộc vào hình thức trả tiền.

- Trường hợp trả tiền cho cả thời gian thuê thì có các quyền của người sử dụng đất như được giao đất.

- Trường hợp trả tiền hàng năm thì chỉ được thực hiện chuyển quyền đối với tài sản trên đất.

Đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thì người sử dụng đất được phép cho thuê lại.

 

So sánh có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất

- Giống nhau:

  • Là hình thức Nhà nước giao đất cho người có nhu cầu sử dụng đất.

  • Giao đất có hạn mức.

  • Chủ thể sử dụng quyền sử dụng đất có đầy đủ khả năng cũng như nhu cầu sử dụng đất.

  • Dựa theo quy định pháp luật và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương để giao đất.

  • Có các quyền và nghĩa vụ chung đối với người sử dụng đất.

So sánh có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất

So sánh có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất

- Khác nhau:

Tiêu chí

Có thu tiền sử dụng đất

Không thu tiền sử dụng đất

Hình thức sử dụng

Phải nộp tiền sử dụng đất.

Không nộp tiền sử dụng dụng đất.

Thời hạn sử dụng

Sử dụng có thời hạn, thời hạn được sử dụng lâu nhất là sử dụng ổn định lâu dài.

Sử dụng ổn định lâu dài.

 

Điều kiện để được giao đất, cho thuê đất mới nhất

Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện để giao đất và cho thuê đất như sau:

“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”

Như vậy, theo quy định trên, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất khi có đầy đủ các điều kiện:

- Có đơn xin giao đất (trong đó thể hiện rõ nhu cầu sử dụng đất);

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại địa phương, khu vực mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình làm làm đơn cho phép được giao đất, cho thuê đất.

Trên đây là những thông tin về so sánh giao đất và thuê đất, so sánh có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ:  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X