Nhiều thành viên một gia đình sống chung trên cùng một mảnh đất nhưng đã tách khẩu liệu có thể sử dụng công tơ điện riêng để tiện hơn cho việc chi trả điện sinh hoạt?
Đã tách khẩu có được lắp công tơ điện riêng không?
Chào bạn, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2014/TT-BCT quy định tại một địa điểm đăng ký mua điện:
- Bên mua điện là 01 hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng.
- Nếu không sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Bên mua điện chỉ được sử dụng một trong các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực để đăng ký mua điện và cũng chỉ được ký 01 Hợp đồng.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều này còn quy định, bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung có thể ký 01 Hợp đồng và được áp dụng giá bán điện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Điều 3 Thông tư 19/2014/TT của Bộ Công Thương quy định chủ thể ký Hợp đồng là người có đủ năng lực hành vi dân sự có tên trong giấy tờ sử dụng để đăng ký mua điện được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ:
- Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà;
- Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
- Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
Như vậy trường hợp của bạn đã tách khẩu, có hộ khẩu riêng và nếu có đủ năng lực hành vi dân sự, bạn có thể đăng ký hợp đồng riêng cho mình.
Tuy nhiên cũng theo thông tin của Điện lực Việt Nam thì để đảm bảo về mặt kỹ thuật và sử dụng điện an toàn, công ty Điện lực sở tại sẽ đến khảo sát hệ thống điện của khách hàng và trao đổi cụ thể về việc có lắp được thêm công tơ hay không? Vì hệ thống điện sử dụng của hộ gia đình mới cần độc lập với hệ thống điện với hộ gia đình cũ.
Và ngoài các giấy tờ và thủ tục đề nghị mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt bạn cần có thêm:
+ Giấy cam kết thanh toán hết nợ tiền điện với chủ hợp đồng mua bán điện đang dùng chung.
Để lắp công tơ điện riêng cần đáp ứng các yêu cầu theo quy định. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể tham khảo trước mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt dưới dây
Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt hiện nay
Được ban hành kèm Thông tư 19/2014/TT-BCT.CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., Ngày…. tháng….. năm …..
HỢP ĐỒNG
MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
Mã số Hợp đồng…………….
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ nhu cầu mua điện của Bên mua điện,
Chúng tôi gồm:
Bên bán điện (Bên A):.............................................................
Đại diện là ông (bà):…………………………Chức vụ:...............
Theo văn bản ủy quyền số: …….ngày……… tháng…. năm ......
Do ông (bà) …………………………..chức vụ ............................ ký.
Địa chỉ ..............................................................................................
Số điện thoại: …………..Số Fax:……………….. Email: .................
Tài khoản số: ……………………………..Tại Ngân hàng: ................
Mã số thuế: …….Số điện thoại chăm sóc khách hàng: ...................
Bên mua điện (Bên B): Đại diện là ông (bà) .................................
Địa chỉ: ..............................................................................................
Số CMT/ hộ chiếu: ………được cấp ngày ... tháng ... năm …… tại ........
Số điện thoại: …………………………….Email .................................
Số điện thoại nhận tin nhắn: ..............................................................
Theo giấy ủy quyền ngày ……tháng ...... năm ………của: ................
Số hộ dùng chung: …………..(danh sách đính kèm).
Tài khoản số:………………………. Tại Ngân hàng: ...........................
Hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mua bán điện với những nội dung sau:
Điều 1. Các nội dung cụ thể
1. Hai bên thống nhất áp dụng CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG kèm theo Hợp đồng này.
2. Địa chỉ sử dụng điện: ......................................................................
3 Vị trí xác định chất lượng điện năng: ...............................................
4. Vị trí lắp đặt công tơ điện: ...............................................................
5. Hình thức và thời hạn thanh toán tiền điện:
a) Hình thức thanh toán:
□ Nộp tiền vào tài khoản của Bên A □ Tiền mặt
Tại ........................................................................................................
b) Thời hạn thanh toán: …… ngày kể từ ngày Bên A thông báo thanh toán lần đầu.
c) Hình thức thông báo thanh toán (văn bản, fax, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn sms...)……
Điều 2. Những thỏa thuận khác
................................................................................................................
................................................................................................................
Điều 3. Điều khoản thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... (hoặc từ ngày ký hợp đồng) đến ngày ... tháng ... năm ... (hoặc đến ngày Hợp đồng được sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt). '
Trong thời gian thực hiện, một trong hai bên có yêu cầu chấm dứt Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung nội dung đã ký trong Hợp đồng phải thông báo cho bên kia trước 15 ngày để cùng nhau giải quyết.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN B | BÊN A |
Các điều khoản chung trong Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Được quy định cùng Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt có các Điều như sau:
Điều 1. Chất lượng điện năng
Điện áp và tần số phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và được xác định tại vị trí theo thỏa thuận tại Khoản 3 Điều 1 của Hợp đồng.
Điều 2. Đo đếm điện năng
1. Điện năng sử dụng được xác định qua công tơ điện và hệ số nhân của thiết bị đo đếm điện. Hệ số nhân được thể hiện trong biên bản treo tháo thiết bị đo đếm điện.
2. Thiết bị đo đếm điện được kiểm định theo quy định của pháp luật.
3. Khi treo tháo thiết bị đo đếm điện phải lập biên bản có xác nhận của chủ hộ hoặc một thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình Bên B hoặc người được Bên B ủy quyền và là phụ lục của Hợp đồng.
Điều 3. Ghi chỉ số công tơ
Bên A ghi chỉ số vào ngày ấn định hàng tháng, có thể dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng. Ngày ghi chỉ số được thể hiện là ngày cuối của chu kỳ ghi chỉ số trên hóa đơn tiền điện.
Điều 4. Giá điện
1. Giá điện: Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khi giá điện thay đổi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì giá mới được áp dụng và các bên không phải ký lại Hợp đồng.
Điều 5. Thanh toán tiền điện
1. Bên B thanh toán tiền điện cho Bên A mỗi tháng một lần bằng tiền Việt Nam theo hình thức và trong thời hạn theo thỏa thuận tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều 1 của Hợp đồng.
2. Hình thức thông báo thanh toán: Theo thỏa thuận tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 của Hợp đồng.
3. Bên B có trách nhiệm thanh toán đủ số tiền ghi trong hóa đơn.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Được vào khu vực quản lý của Bên B để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ, sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện và liên hệ với Bên B để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng. Việc cử người vào khu vực quản lý của Bên B phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp ngày ghi chỉ số công tơ thay đổi so với quy định tại Điều 3, Bên A phải thông báo trên website của Bên A đối với công tơ để trong phạm vi quản lý của Bên B.
3. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không sử dụng điện quá 06 tháng liên tục mà không thông báo trước cho Bên A.
4. Ngừng, giảm mức cung cấp điện; khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên B theo quy định của pháp luật.
5. Thông báo cho Bên B biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng khi có kế hoạch ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện.
6. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền.
7. Trường hợp Bên A đã tạm ngừng cung cấp điện theo yêu cầu của Bên B tại Khoản 5 Điều 7 CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG của Hợp đồng này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên B về việc tiếp tục sử dụng diện, Bên A phải cấp điện trở lại cho Bên B.
8. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Yêu cầu Bên A: Bảo đảm chất lượng điện năng tại vị trí đã thỏa thuận trong Hợp đồng; kiểm tra chất lượng điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán; kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên A kiểm tra, ghi chỉ số công tơ, sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện.
3. Thông báo cho Bên A trước 15 ngày trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá điện; thay đổi số hộ dùng chung đã đăng ký trong Hợp đồng; có nhu cầu chấm dứt Hợp đồng.
4. Thông báo ngay cho Bên A khi phát hiện thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác, khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản.
5. Thông báo cho Bên A biết trước 05 ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện liên tục trên 06 tháng.
6. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, đảm bảo an toàn đối với đường dây dẫn điện từ sau thiết bị đo đếm điện năng mua điện đến nơi sử dụng điện. Không được tự ý cung cấp điện cho hộ sử dụng điện khác.
7. Thanh toán tiền điện hàng tháng đầy đủ, đúng thời hạn theo Hợp đồng.
8. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác phải được sự đồng ý của Bên A và phải chịu toàn bộ chi phí di chuyển.
9. Không trộm cắp điện dưới mọi hình thức. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện, Bên B phải bồi thường cho Bên A theo Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành; bị xử phạt vi phạm hành chính theo Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đi đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Chính phủ ban hành hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
10. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 8. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng
1. Các hành vi vi phạm hợp đồng
a) Các hành vi vi phạm của Bên A:
Không bảo đảm chất lượng điện năng quy định tại Điều 1, trừ trường hợp bất khả kháng; bán điện cao hơn giá quy định; ghi sai chỉ số công tơ, tính sai tiền điện trong hóa đơn; khi Bên B có thông báo việc tăng số hộ dùng chung mà bên A không thực hiện điều chỉnh; các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
b) Các hành vi vi phạm của Bên B:
Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong Hợp đồng; chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng; khi giảm số hộ dùng chung mà không thông báo cho Bên A; các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
2. Bồi thường thiệt hại
a) Bên A phải bồi thường cho Bên B khi có các hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Bên B phải bồi thường cho Bên A khi có các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
c) Số tiền bồi thường được xác định theo phương pháp do Bộ Công Thương ban hành tại Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện.
3. Phạt vi phạm Hợp đồng
Ngoài việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này các bên bị phạt vi phạm hợp đồng như sau:
a) Bên A bị phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng với mức phạt bằng 8% phần giá trị nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm nếu vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Bên B bị phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng với mức phạt bằng 8% phần giá trị nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm nếu vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận trong Hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên giải quyết bằng thương lượng. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì có thể đề nghị Sở Công Thương tổ chức hòa giải. Trình tự, thủ tục và thời hạn tổ chức hòa giải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, một trong hai bên hoặc các bên có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Trong thời gian chờ giải quyết, Bên B vẫn phải thanh toán tiền điện và Bên A không được ngừng cấp điện./.
Vừa rồi là những thông tin liên quan về việc tách khẩu có được lắp công tơ điện riêng không? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.