Bình Chánh là một huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Các giao dịch về đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh cũng diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến tách thửa đất. Vậy, điều kiện để được tách thửa đất ở tại Bình Chánh là gì? Nếu tách thửa mà hình thành đường giao thông thì người sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện gì?
Tuy nhiên, tôi có nghe nói việc tách thửa của tôi tại Bình Chánh chỉ được thực hiện khi sau khi tách, thửa đất của tôi phải hình thành đường giao thông. Vậy, tôi muốn Luật sư giải đáp cho tôi những câu hỏi sau đây:
1. Diện tích nhỏ nhất của mỗi thửa sau khi tách tại Bình Chánh phải từ bao nhiêu m2?
2. Việc tách thửa mà hình thành đường giao thông ở Bình Chánh được quy định ra sao?
Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp cho bạn về việc tách thửa tại Bình Chánh như sau:
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở tại Bình Chánh là bao nhiêu?
Việc tách thửa tại Bình Chánh hiện nay phải tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai và quy định riêng tại Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, để được tách thửa thì thửa đất tại Bình Chánh của bạn phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây:
Điều kiện 1, đảm bảo các điều kiện cơ bản của việc tách thửa đất để chuyển nhượng theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013
Các điều kiện này bao gồm:
+ Thửa đất ở tại Bình Chánh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
+ Thửa đất ở này không có tranh chấp, quyền sử dụng thửa đất ở không bị kê biên để đảm bảo thi hành theo bản án/quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
+ Thửa đất còn thời hạn sử dụng theo quy định pháp luật.
Điều kiện 2, diện tích tối thiểu của mỗi thửa đất sau khi tách tại Bình Chánh đảm bảo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND
Theo quy định này, diện tích (sau khi đã trừ lộ giới), kích thước của thửa đất ở sau khi tách (bao gồm các thửa đất mới hình thành, thửa đất còn lại) phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
- Diện tích tối thiểu của mỗi thửa đất ở sau khi tách sau khi đã trừ lộ giới tại Bình Chánh là 80 m2;
- Kích thước tối thiểu chiều rộng mặt tiền của thửa đất ở sau khi tách tại Bình Chánh là 05 m.
=> Đây là điều kiện về diện tích, kích thước được phép tách thửa đất ở tại Bình Chánh.
Điều kiện 3, thửa đất ở đề nghị tách thửa không thuộc trường hợp không được tách thửa quy định tại Điều 4 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND
Trường hợp không được tách thửa quy định tại Điều 4 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND bao gồm:
- Thửa đất ở tại Bình Chánh đề nghị tách thửa thuộc khu vực bảo tồn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;
- Thửa đất ở tại Bình Chánh đề nghị tách thửa đã có thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Thửa đất ở tại Bình Chánh đề nghị tách thửa có nhà ở trên đất là biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước (biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BXD và Nghị định 99/2015/NĐ-CP);
- Thửa đất ở tại Bình Chánh có đề nghị tách thửa là khu vực hiện đang là biệt thự thì được tiếp tục quản lý theo quy hoạch. Nếu thửa đất ở này có tài sản trên đất là biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch hoặc đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt hoặc khu vực có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh và theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND.
Như vậy, diện tích nhỏ nhất để được tách thửa đất ở tại Bình Chánh là 80 m2. Đối chiếu với trường hợp của bạn, diện tích mỗi thửa đất ở sau khi tách của bạn là 90 m2 đã đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, để được tách thửa đất ở để bán thì ngoài điều kiện về diện tích, thửa đất tại Bình Chánh của bạn còn phải đảm bảo các quy định về điều kiện chung, không thuộc trường hợp không được tách thửa như chúng tôi đã nêu trên.
Tách thửa có hình thành đường giao thông tại Bình Chánh thế nào?
Đầu tiên, việc tách thửa mà phải hình thành lối đi được áp dụng trong trường hợp, khi tách thửa đất ở mà thửa đất của bạn không có lối đi ra đường chung/lối đi chung hiện hữu của cộng đồng dân cư thì ngoài diện tích để tách thửa bạn phải dành ra một phần diện tích đất để tạo thành lối đi từ thửa đất sau khi tách đến lối đi/đường giao thông hiện hữu.
Điểm c khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định về việc tách thửa đất hình thành đường giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
…
c) Trường hợp khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, giao Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát các điều kiện về diện tích đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng và hướng dẫn các Sở ngành theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Quyết định này để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực.
…
Theo quy định trên, khoản 2 Điều 7 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND có nội dung dưới đây:
…
2. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị liên quan:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Ban hành quy chế chung (quy chế mẫu) giải quyết tách thửa đất và hướng dẫn cho các quận, huyện để tổ chức thực hiện.
- Theo dõi, hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc tổng hợp báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định đối với các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
b) Sở Quy hoạch - Kiến trúc: chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiệm thu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông, đảm bảo hạ tầng xã hội theo quy hoạch đô thị được duyệt quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5 Quyết định này.
c) Sở Xây dựng: hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng theo quy định; phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn thực hiện điểm c, khoản 1, Điều 5 Quyết định này.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn điểm a, khoản 2, Điều 5 Quyết định này về tách thửa đất được quy hoạch đất được quy hoạch giữ lại để sản xuất nông nghiệp.
e) Sở Công thương, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh: theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về đầu tư, đấu nối hệ thống điện, cấp nước, thoát nước theo quy định.
g) Sở Tư pháp: hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đúng quy định tại Quyết định này; tổ chức hành nghề công chứng không được công chứng hợp đồng, giao dịch đối với trường hợp tách thửa đất không đảm bảo theo quy định tại Quyết định này.
Như vậy, khi tách thửa đất ở tại Bình Chánh mà hình thành đường giao thông/phải hình thành lối đi thì đường giao thông/lối đi này phải tuân thủ các điều kiện:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phải được nghiệm thu bởi sở Quy hoạch- Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh;
- Tuân thủ quy định về giấy phép xây dựng và thi công công trình xây dựng theo hướng dẫn của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh;
- Tuân thủ quy định về việc công chứng/chứng thực hợp đồng sang tên quyền sử dụng một phần thửa đất theo pháp luật dưới sự hướng dẫn của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh;
Khi đảm bảo, tuân thủ được toàn bộ những quy định về việc tách thửa mà hình thành đường giao thông/lối đi thì bạn mới được phép tách thửa đất ở mà hình thành đường giao thông tại Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về tách thửa bình chánh, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.