Một trong những điều kiện tách thửa đất thường gặp đó là đất phải có lối đi. Giải pháp nào cho người dân nếu dự định tách thửa nhưng không có lối đi?
Không có lối đi, tách thửa đất được không?
Chào bạn. Hiện nay, nhiều tỉnh thành quy định rõ trong Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc yêu cầu thửa đất sau khi tách bắt buộc phải có lối đi mới đủ điều kiện tách thửa.Tuy nhiên, Hà Nội tại Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội lại không có yêu cầu này.
Tuy nhiên, Hà Nội lại yêu cầu khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.Bạn cũng cần biết rằng, thửa đất phải có lối đi là một quy định "bất di bất dịch" trong pháp luật dân sự.Cụ thể, Điều 254 Bộ luật Dân sự đã quy định quyền về lối đi qua như sau:
Như vậy, kể cả khi thửa đất đã hình thành mà không có lối đi thì các thửa đất vây bọc có trách nhiệm mở lối đi hợp lý cho bất động sản bị vây bọc (được đền bù cho chủ thửa đất phải mở lối đi). Vì vậy, một thửa đất mới hình thành mà không có lối đi đương nhiên sẽ không đủ điều kiện tách thửa.1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Điều 171 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về vấn đề này như sau:
1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề
Như vậy, nếu quá trình tách thửa dẫn đến thửa đất không có lối đi thì không thể tách thửa được.
Làm thế nào để tách thửa nếu không có lối đi?
Nếu không có lối đi nếu tách thửa đất, bạn có thể thỏa thuận với các hộ liền kề hoặc hiến một phần thửa đất của mình để làm lối đi ra với mục đích ghi vào trong Sổ đỏ.
Để thực hiện thủ tục này, bạn cần làm có biên bản thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho bạn một phần đất làm lối đi ra đường công cộng. Biên bản này sẽ làm căn cứ để ghi nhận về lối đi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nếu muốn tự dành một phần đất của chính mình để hình thành lối đi nhằm tách thửa được, bạn vẫn nộp hồ sơ xin tách thửa như bình thường. Trong quá trình đo đạc tách thửa, bên đo đạc sẽ vẽ luôn con đường đó vào bản vẽ để trình cơ quan Nhà nước để xin phép tách thửa.
Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc tách thửa đất không có lối đi. Vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào.