hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 08/05/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tách thửa theo quyết định của Tòa án thực hiện thế nào?

Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau ở các địa phương về tách thửa theo quyết định của Tòa án. Chưa có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về tách thửa theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề pháp lý cơ bản về vấn đề này sẽ được đề cấp bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Điều kiện tách thửa theo quyết định của Tòa án
  • Trình tự thủ tục tách thửa theo quyết định của Tòa án
  • Kết luận
Câu hỏi: Hai vợ chồng tôi có một diện tích đất sử dụng chung là 70m2. Nay vợ chồng tôi không thể tiếp tục chung sống cùng nhau nên quyết định ly hôn. Chúng tôi đã làm đơn ra Tòa án và đang đợi Tòa án quyết định, có điều chúng tôi vẫn đang rất hoang mang không biết khi phân chia quyền sử dụng đất chung trên thì Tòa án có xem xét đến điều kiện tách thửa không? Hay nói cách khác là có thể giải thích cho chúng tôi rõ hơn về tách thửa đất theo quyết định của Tòa án được hay không?

Điều kiện tách thửa theo quyết định của Tòa án

Pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện tách thửa cho quyết định của Tòa án. Điều kiện để Tòa án phân chia tài sản là phụ thuộc từng nội dung vụ việc được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.

Hơn nữa hiện nay trong Luật Đất đai thì có quy định về điều kiện tách thửa được giao cho cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó thì Điều 75a Nghị định 148/2020/NĐ-CP có đề cập Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch và tình hình thực tế địa phương để quy định điều kiện tách thửa. Do đó mỗi địa phương sẽ có những điều kiện tách thửa khác nhau. Hầu hết ở các địa phương thì điều kiện tách thửa chủ yếu bao gồm:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

- Đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề

- Đảm bảo diện tích tối thiểu còn lại theo đúng quy định.

Do câu hỏi đưa ra không nói rõ địa phương nên không xác định được điều kiện về diện tích tối thiểu để tư vấn chính xác. Nhưng qua nghiên cứu quy định diện tích tối ở 63 tỉnh ở Việt Nam, có những quy định khác nhau về diện tích tối thiểu để tách thửa theo quyết định của Tòa án.

+ Diện tích tối thiểu để tách thửa theo quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án. Điều đó có nghĩa Tòa án có thể quyết định chia quyền sử dụng đất cho mỗi chủ thể mà không phụ thuộc quyết định diện tích tối thiểu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tình trạng này được quy định tại các tỉnh như Khánh Hòa, Long An, Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Ninh Thuận, Cần Thơ, Phú Yên, Quảng Bình, Đồng Tháp, Sóc Trăng.

+ Quyết định của Tòa án buộc phải theo quyết định diện tích tối thiểu được tách thửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tòa án nhân dân tại An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, và Thừa Thiên Huế phải tuân theo quy định diện tích tối thiểu của Ủy ban nhân dân các tỉnh trên.

+ Ở Đà Nẵng, Quảng Nam thì quy định về diện tích tối thiểu riêng cho các quyết định của Tòa án. Quyết định diện tích tối thiểu của Tòa án và của Ủy ban nhân tỉnh không liên quan tới nhau.

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tách thửa theo quyết định Tòa án không đủ điều kiện tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ được quyết định phân chia theo giá trị quyền sử dụng đất.

+ Các tỉnh còn lại không đề cập đến diện tích tối thiểu theo quyết định của Tòa án.

tach thua theo quyet dinh cua toa an

Trình tự thủ tục tách thửa theo quyết định của Tòa án

Sau khi xác định được điều kiện tách thửa theo quyết định của Tòa án tại từng địa phương thì xác định nội dung trình tự thủ tục tách thửa. Trình tự tách thửa theo quyết định Tòa án cũng có nội dung như trình tự thủ tục tách thửa nói chung cho các trường hợp.

Theo như quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Điều 3 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP và Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì trình tự thủ tục tách thửa theo quyết định của Tòa án theo các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa chuẩn bị bộ hồ sơ có các loại giấy tờ sau theo quy định và nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận hoặc Ủy ban nhân dân cấp phường/xã nơi có đất.

- Đơn đề nghị tách thửa đã được chính xác thông tin;

- Quyết định của Tòa án

- Bản sao và bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ phụ trách nhận hồ sơ và viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ có lịch hẹn trả hồ sơ theo quy định cho người sử dụng đất muốn tách thửa. Hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ phụ trách có thể trả lại hồ sơ và hướng dẫn chính xác người sử dụng đất nộp hồ sơ.

Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì cán bộ phụ trách tiến hành các thủ tục đo đạc địa chính và xuất trích lục để hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 3. Nhận kết quả

Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa nhận quyết định tách thửa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động tách thửa trong vòng 15 ngày, kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp tách thửa tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì xác định thời hạn trong vòng 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

tach thua theo quyet dinh cua toa an

Kết luận

Tách thửa theo quyết định của Tòa án hiện nay còn một vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ, chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất tại các địa phương. Hạn chế này sẽ dẫn đến việc thực hiện gây lúng túng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên thực tế.

Bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về tách thửa theo quyết định của Tòa án. Để có thể tìm hiểu thêm về thủ tục hay giấy tờ liên quan đến tách thửa theo quyết định của Tòa án hoặc tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X