hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 22/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tại ngoại là gì? Các trường hợp không được tại ngoại hiện nay

Tại ngoại được biết đến là một trong những hình thức được áp dụng đối với đối tượng đang bị điều tra bởi cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền. Vậy cụ thể thì tại ngoại là gì? Các trường hợp không được tại ngoại hiện nay.

Mục lục bài viết
  • Tại ngoại là gì?
  • Các trường hợp không được tại ngoại theo quy định hiện hành
  • Có thể nộp đơn xin tại ngoại ở đâu?
  • Giải đáp các câu hỏi về vấn đề tại ngoại
  • Tại ngoại có được đi làm không?

Tại ngoại là gì?

Tại ngoại là gì?

Tại ngoại là gì?

Thông thường, sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra được Viện kiểm sát phê chuẩn thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành bắt tạm giam bị can để phục vụ cho việc điều tra nhằm hạn chế rủi ro trong việc tội phạm trốn thoát khỏi nơi cư trú. 

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp sau khi bị khởi tố thì người phạm tội đều phải thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giam mà tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội cũng như các yếu tố khách quan khác mà Cơ quan Cảnh sát điều tra có thể xem xét cho người phạm tội được tại ngoại. Vậy tại ngoại được hiểu là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm “tại ngoại”. Tuy nhiên, từ những phân tích trên có thể hiểu một cách đơn giản tại ngoại là việc không áp dụng hình thức tạm giam đối với người đang là đối tượng điều tra để giải quyết vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền. 

Bên cạnh đó, tại các Điều 121, 122 và Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định về các biện pháp ngăn chặn người phạm tội bỏ trốn thay thế biện pháp tạm giam như: bảo lĩnh, đặt tiền đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú. 

Như vậy, có thể hiểu cụ thể hơn thì tại ngoại là việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can thay cho biện pháp ngăn chặn tạm giam. Theo đó, trong quá trình điều tra, nếu bị can được tại ngoại thì chỉ cần đến cơ quan công an điều tra để lấy lời khai theo giấy triệu tập mà không phải thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giam. 

Các trường hợp không được tại ngoại theo quy định hiện hành

Các trường hợp không được tại ngoại theo quy định hiện hành

Các trường hợp không được tại ngoại theo quy định hiện hành

Như đã phân tích trên thì tại ngoại là việc áp dụng hình thức ngăn chặn khác với người phạm tội thay cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Theo đó, các trường hợp không được tại ngoại còn được hiểu là các trường hợp người phạm tội bị áp dụng biện pháp tạm giam. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì biện pháp tạm giam được áp dụng đối với người phạm tội trong các trường hợp sau đây:

  • Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng;

  • Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng mà trong Bộ luật Hình sự có quy định phạt tù trên 02 năm khi có đầy đủ các căn cứ xác định người phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Người phạm tội đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn còn vi phạm;

  • Người phạm tội không có nơi cư trú rõ ràng hoặc cơ quan có thẩm quyền không thể xác định được lý lịch của bị can;

  • Người phạm tội bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan công an có thẩm quyền hoặc người phạm tội có dấu hiệu bỏ trốn;

  • Người phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu cho thấy sẽ tiếp tục phạm tội;

  • Người phạm tội có hành vi mua chuộc, xúi dục hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối; cung cấp thông tin, tài liệu sau sự thật; tiêu huỷ hoặc tẩu tán tài sản, tài liệu có liên quan đến việc điều tra vụ án; có hành vi đe doạ, khống chế hoặc trả thù người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại cũng như những người thân thích của họ.

  • Áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà trong Bộ luật Hình sự có quy định hình phạt tù đến 02 năm nhưng người đó tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn, bị bắt theo Quyết định truy nã của cơ quan công an có thẩm quyền…

Như vậy, những trường hợp không được tại ngoại là những trường hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam như đã nêu trên.

Có thể nộp đơn xin tại ngoại ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo lĩnh và đặt tiền đảm bảo là hai biện pháp ngăn chặn được áp dụng thay thế cho biện pháp ngăn chặn tạm giam. 

Theo đó, để có thể được tại ngoại thì gia đình, bản thân người phạm tội phải cam đoan thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với bảo lĩnh và đặt tiền đảm bảo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành. 

Để có thể được tại ngoại thì phía bị can, bị cáo cũng như người thân thích của họ phải làm đơn xin tại ngoại và gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân nơi có thẩm quyền điều tra và truy tố vụ án. Bởi vì đây là những cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm điều tra liên quan trực tiếp đến bị can, bị cáo. 

Khi nộp đơn xin tại ngoại, bị can, bị cáo và người thân thích của họ phải có cam đoan thực hiện biện pháp ngăn chặn thay thế là bảo lĩnh hoặc đặt tiền đảm bảo. 

Sau đó, khi cơ quan ảnh sát điều tra có quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn thì phải gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để được phê chuẩn. Sau khi có Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thì bị can, bị cáo đang bị tạm giam sẽ được tại ngoại. 

Giải đáp các câu hỏi về vấn đề tại ngoại

Hầu hết, những người phạm tội khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều có tâm lý lo sợ và đều mong muốn mình được tại ngoại. Dưới đây là một số giải đáp cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề tại ngoại:

Tại ngoại có được đi làm không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền được lao động và làm việc là một trong các quyền cơ bản của công dân. 

Quyền cơ bản này chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp đặc biệt và một trong số các trường hợp bị hạn chế là hình phạt bổ sung được áp dụng với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một số tội danh nhất định. 

Do đó, khi Toà án có thẩm quyền chưa đưa vụ án ra xét xử, chưa ra bản án tuyên mức hình phạt cụ thể thì đồng nghĩa với việc chưa tuyên bố hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. 

Như vậyrong thời gian chưa có bản án của Toà án về hình phạt đối với người phạm tội và trong thời gian điều tra người phạm tội được tại ngoại thì vẫn được đi làm bình thường, không bị hạn chế quyền lợi của mình. 

Tuy nhiên, trong thời gian tại ngoại thì mọi hoạt động của người phạm tội vẫn luôn chịu sự giám sát cao của lực lượng cảnh sát điều tra để tránh trường hợp tội phạm bỏ trốn.

Ai có thẩm quyền cho phép bị can, bị cáo được tại ngoại?

Thông thường, trong thời gian vụ án được khởi tố và đang trong quá trình điều tra thì Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có trách nhiệm quản lý và thực hiện mọi công tác liên quan đến điều tra vụ án. 

Do đó, để được tại ngoại thì người thân thích của bị can và bị can cần gửi đơn và cam đoan đến Cơ quan Cảnh sát điều tra đang thụ lý điều tra vụ án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. 

Sau khi có quyết định chấp thuận của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn quyết định đó thì người đang bị tạm giam sẽ được tại ngoại.

Trên đây là quy định về tại ngoại mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X