Tài sản cố định có vai trò quan trọng việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể tài sản cố định là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tài sản cố định qua bài viết này nhé.
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định góp phần đem lại giá trị không nhỏ về kinh tế cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định là gì?
Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định - viết tắt là TSCĐ (tiếng Anh là Fixed Assets) là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có giá trị to lớn, bao gồm: máy móc, thiết bị, đất đai, nhà ở,... Đây có thể là những tài sản chưa sử dụng, đang được sử dụng hoặc không sử dụng nữa.
Tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích đem lại lợi ích và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định thì tài sản cố định bắt buộc phải thỏa mãn 3 yếu tố sau:
Doanh nghiệp sử dụng tài sản và phải đảm bảo chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản đó
Thời gian sử dụng tài sản đó là trên 1 năm trở lên
Nguyên giá của tài sản đó được xác định một cách chính xác và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên
Các loại hình tài sản cố định
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định và Khoản 2, Điều 1, Thông tư 147/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung thì tài sản cố định có 02 loại hình:
Tài sản cố định hữu hình:
Là toàn bộ các tư liệu lao động có hình thù rõ ràng, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Tài sản cố định hữu hình chiếm giá trị lớn trong tài nguyên vốn của công ty. Tài sản này có khấu hao lớn, thường bị hao mòn và giá trị của tài sản này sẽ được chuyển dần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm; các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng; các loại tài sản cố định khác.
Phương tiện vận tải là một tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình:
Khác với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình không mang hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Một số chi phí được gọi là tài sản cố định vô hình như: chi phí quyền tác giả, bằng sáng chế, bằng phát minh,...
Tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; phần mềm ứng dụng; thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản cố định vô hình khác.
Ngoài ra, tài sản cố định còn được phân loại theo mục đích sử dụng tài sản đó của doanh nghiệp như tài sản cố định dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản, cất giữ hộ.
Tùy theo cách quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự phân loại tài sản cố định thành các nhóm sao cho phù hợp.
Các công thức tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
Tính khấu hao tài sản cố định là việc tính toán, định giá, phân bổ một cách hợp lý giá trị của tài sản cố định khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần do sự hao mòn của thời gian hoặc tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.
Có những công thức tính khấu hao tài sản cố định gì?
Khấu hao tài sản cố định được doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài giải đáp khái niệm tài sản cố định là gì, bài viết chia sẻ đến bạn 3 công thức tính khấu hao tài sản cố định như sau:
Công thức 1: Tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
Công thức tính khấu hao theo tháng: Mức tính khấu hao hàng tháng = Mức tính khấu hao hằng năm / 12
Công thức tính khấu hao theo năm: Mức tính khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao
Công thức này dễ tính toán, đơn giản, áp dụng được trên nhiều lĩnh vực kinh doanh và chi phí khấu hao được phân bổ đều trên mỗi tháng hoặc mỗi kỳ
Tuy nhiên, việc áp dụng công thức này sẽ không đảm bảo được sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Công thức 2: Tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Công thức tính khấu hao theo năm: Mức tính khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của tài sản x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 / Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định x 100
Công thức này chỉ áp dụng đối với những tài sản cố định mới hoặc chưa qua sử dụng và là những máy móc, thiết bị đo lường thí nghiệm. Tuy nhiên, chi phí khấu hao lớn sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, giảm bớt thuế
Công thức 3: Tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Công thức tính khấu hao theo số lượng, khối lượng: Mức tính khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/năm x Mức tính khấu hao bình quân của 1 đơn vị sản phẩm
- Đối với công thức này, chi phí khấu hao sẽ có sự phân bố hợp lý và có tính chính xác cao. Tuy nhiên, cách tính này khó tính toán và bắt buộc doanh nghiệp phải xác định được số lượng, khối lượng sản phẩm tạo ra
Tính khấu hao tài sản cố định cần những lưu ý gì?
Mỗi doanh nghiệp có thể tự lựa chọn phương pháp tính khấu hao và thời gian trích khấu hao theo quy định. Doanh nghiệp cần có trách nhiệm thông báo đến cơ quan thuế trước khi bắt đầu tính khấu hao.
Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một công tính tính khấu hao duy nhất trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Nếu có sự thay đổi công thức tính khấu hao, doanh nghiệp phải trình bày rõ sự thay đổi cách thức sử dụng tài sản cố định.
Đồng thời, mỗi tài sản cố định chỉ được thay đổi công thức tính khấu hao một lần duy nhất và bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý.
Hầu hết các tài sản cố định đều phải tính khấu hao dù tài sản đó có sử dụng hay không và thời gian tính khấu hao phải theo đúng khung thời gian quy định của bộ tài chính.
Một số loại tài sản cố định không cần tính khấu hao như: Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng, tài sản cố định không được hạch toán trong sổ kế toán, tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất,...
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định? Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.