hieuluat
Chia sẻ email

Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn? [Quy định hiện hành]

Sau khi ly hôn thì chia tài sản sau ly hôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Trong đó, nhiều người vẫn thắc mắc không biết liệu tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không?

Câu hỏi: Sau khi bố chồng tôi mất có để lại cho 2 vợ chồng một chiếc ô tô và một thửa đất. Tổng giá trị thừa kế lên đến 1,5 tỷ. Nay tôi và chồng quyết định sẽ ly hôn và đang tranh chấp việc tài sản thừa kế trên có phải chia không, vì theo di chúc là tặng cho cả 2 vợ chồng.

Tài sản thừa kế có phải tài sản riêng không? Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?

Tài sản thừa kế có phải tài sản riêng không? Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?Tài sản thừa kế có phải tài sản riêng không? Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng vợ, chồng như sau:

  • Tài sản của vợ, chồng có trước khi kết hôn;

  • Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Đối với tài sản riêng do thừa kế phải được ghi rõ trong di chúc;

  • Tài sản được chia riêng theo quy định như: Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định Tòa án có hiệu lực,...

  • Một số tài sản nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng;

  • Tài sản được hình thành từ sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân trong đó có thể kể đến là hoa lợi, lợi tức.

Theo đó, để xác định tài sản thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có phải tài sản riêng hay không cần phải xét nội dung của di chúc trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Cụ thể: Trường hợp thừa kế theo di chúc, người để lại di sản có mong muốn chỉ cho riêng vợ hoặc chồng thì đây là tài sản riêng.

Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì sẽ thuộc tài sản riêng.

Như đã phân tích, nếu trường hợp tài sản thừa kế thuộc tài sản riêng thì sau khi ly hôn không cần chia, trừ trường hợp theo di chúc tài sản sẽ được tặng cho cả 2 vợ chồng (được tính là tài sản chung) thì phải chia theo quy định.

Tài sản thừa kế của chồng thì vợ có được hưởng không?

Tài sản thừa kế của chồng thì vợ có được hưởng không?Tài sản thừa kế của chồng thì vợ có được hưởng không?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Như vậy, đối với trường hợp người để lại di sản có nguyện vọng để lại di sản cho 2 vợ chồng thì người vợ có thể được hưởng theo nội dung di chúc.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, tức là không có di chúc để lại thì phải xét theo hàng thừa kế thứ nhất, nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì xét theo hàng thừa kế thứ hai. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015,bao gồm: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

Theo đó, trong trường hợp này người vợ sẽ không được hưởng tài sản thừa kế.

Ví dụ: Cha chết và có người thân gồm người con trai, con dâu, trong trường hợp này quan hệ giữa người để lại di sản và người nhận di sản là cha và con ruột và con dâu không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên không được hưởng di sản.

Không có tên trong di chúc thừa kế thì có được hưởng di sản thừa kế?

Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."

Theo quy định quy định hiện nay về các trường hợp dù không có tên trong di chúc hay còn gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc sẽ được hưởng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Các đối tượng sẽ bao gồm:

  • Con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản;

  • Con chưa thành niên nhưng không có khả năng lao động (phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc một số giấy tờ chứng minh khác)

Lưu ý: Quy định trên sẽ không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Trên đây là thông tin về Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X