hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tester là gì? Lợi thế của nghề tester trong thời đại 4.0

Trong ngành công nghệ thông tin thì tester là một khái niệm không quá mới, tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ hoặc còn mơ hồ về vị trí này. Trong toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm phầm mềm tester đóng vai trò rất quan trọng. Vậy tester là gì, hãy cùng HieuLuat tìm hiểu để rõ hơn.

Mục lục bài viết
  • 1. Tester là gì?
  • 2. Nhiệm vụ của một tester là gì?
  • 2.1. Manual test
  • 2.2. Automation test
  • 2.3. Security test

1. Tester là gì?

Tester là người kiểm tra, thử nghiệm phần mềm nhằm tìm kiếm những lỗi, sai sót hoặc bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.

Có thể hiểu tester là người kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm:

- Bugs: đây là lỗi lập trình làm cho 01 chương trình hoặc 01 hệ máy tính chạy bị lỗi, cho kết quả sai

- Errors: lỗi phần mềm

- Hoặc bất kỳ vấn đề nào mà người sử dụng sau cùn hay khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng.

Như vậy tester là người kiểm tra sản phẩm, sau đó cung cấp báo cáo cho nhóm phát triển dự án về bất kỳ vấn đề nào cần cải thiện cho sản phẩm.

Trong thực tế, đôi khi tester có thể không hoàn toàn xác định được tất cả lỗi của 01 hệ thống hay phần mềm, nhưng họ sẽ dựa trên các nguyên tắc, quy luật để tìm ra lỗi bugs. Tùy theo sản phẩm, phần mềm, tiêu chuẩn… mà các nguyên tắc và quy luật này sẽ có sự thay đổi.

tester la gi

2. Nhiệm vụ của một tester là gì?

Sau đây, HieuLuat sẽ thông tin về những nhiệm vụ cụ thể của một tester:

Nhiệm vụ thứ nhất là tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm.

Thứ hai, là trực tiếp thẩm định và xác minh hệ thống phần mềm đó có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ hay không?

Thứ ba, là hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tối đa yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tester thường chia làm 3 hướng như sau:

tester la gi

Cụ thể:

2.1. Manual test

Là công việc mà hầu hết mọi người đều lựa chọn khi bắt đầu vào làm tester, được thực hiện không thông qua bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, thực hiện thủ công bằng tay, có thể không cần đến kiến thức về lập trình nhưng phải vốn kiến thức về kỹ thuật test và tư duy tốt. Từ đó đưa ra những định hướng giải quyết, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định nhất trước khi giao cho khách hàng.

2.2. Automation test

Là kiểm tra tự động, phù hợp với các developer muốn chuyển sang công việc tester hoặc những người làm manual test muốn học hỏi thêm và nâng cao trình độ.

Với công việc này, tester chỉ cần viết một đoạn code hoặc sử dụng các công cụ như Selenium, Test Complete,… để chạy tự động tất cả các bước gồm nhập thông tin, kiểm tra kết quả, so sánh kết quả…

Làm Auto cần nắm chắc về các automation tool và frameworks, tùy từng dự án phải nắm vững cách làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình như java, python, C++, PHP…

2.3. Security test

Là 1 trong những phần quan trọng trong phát triển phần mềm mềm để bảo vệ dữ liệu bằng mọi cách thông qua việc kiểm tra xem dữ liệu tuyệt mật có được giữ bí mật hay không? Theo đó, tester sẽ đóng vai trò của hacker khai thác các lỗ hổng có thể có xung quanh hệ thống để tìm các lỗi liên quan đến bảo mật.

Các phương pháp kiểm thử bảo mật gồm: Tiger box, black box hoặc white box…

3. Những kỹ năng cần có ở một tester là gì?

Khi làm một công việc nào đó đều yêu cầu những kỹ năng nhất định, vậy kỹ năng cần có ở 1 tester là gì?

Đầu tiên, nhất nhiên là kỹ năng về công nghệ.

Cụ thể, một tester phải có kiến thức cơ bản về Database/SQL để xử lý với các dự án làm việc với một lượng dữ liệu lớn trong nền.

Bên cạnh đó, cần thêm kiến thức cơ bản về lệnh Linux bởi đa phần các ứng dụng phần mềm đều được triển khai trên các máy Linux.

Ngoài ra, 1 tester cần phải làm việc với các công cụ Test Management, công cụ Defect Tracking, các công cụ Automation…

Tiếp theo, kỹ năng rất quan trọng đối với Tester là kỹ năng phân tích, nhất là đối với tester khi làm việc tại Việt Nam. Kỹ năng này bao gồm việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Bạn có thể chia nhỏ 01 hệ thống phần mềm thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn các yếu tố riêng lẻ.

Kỹ năng nữa cần phải có đối với 1 tester là kỹ năng là học hỏi

Một tester giỏi là người sẵn sàng chuyển đổi và có kỹ năng học hỏi nhanh bởi có nhiều vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm mà bạn chưa gặp qua hay được học trước đó. Việc quan trọng là các tester sẽ phải tự phân tích, học hỏi thường xuyên qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.

Một tester phải sẵn sàng chuyển đổi, học domain (tên miền - địa chỉ trang web hoạt động trên Internet) khác, đồng thời nhìn các domain đó ở nhiều góc độ khác nhau. Nên nếu cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận hay học domain mới sẽ không thể tiến xa trong nghề testing, hay nghề phần mềm nói chung.

Tester cũng được yêu cầu sự tỉ mỉ, chi tiết. Bởi để testing, phải quan tâm đến từn chi tiết nhỏ nhặt nhất, từng dấu chấm, dấu phẩy, độ logic, sự phù hợp với người dùng…

Nếu muốn trở thành 1 tester, bạn cũng cần thêm kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt ý của mình cho người khác hiểu và giúp ích rất nhiều trong việc chuyển tiếp thông tin, cung cấp báo cáo…

Một tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác vì vậy kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng, giúp các tester kết nối với các thành viên khác một cách dễ dàng, nhất là kết nối với developer.

Tiếp theo cũng quan trọng không kém đó là kỹ năng tiếng Anh, vì lĩnh vực phần mềm ở Việt Nam là thị trường outsourcing. Việc thông thạo tiếng Anh sẽ giúp công việc thuận lợi và có thêm nhiều cơ hội.

tester la gi

Để hoàn thành công việc, các tester thường phải có các yêu cầu sau:

- Hiểu sản phẩm cần được kiểm tra

- Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn

- Phân tích được các ưu, nhược điểm của kế hoạch cụ thể, rủi ro liên quan đến từng thành phần cũng như giao diện sản phẩm

- Kiểm tra các code cần kiểm tra

- Làm việc với các tập lệnh, công cụ tự động hóa

- Luôn cập nhật các khía cạnh kỹ thuật của cơ sở hạ tầng dự án

- Phân tích, ghi nhận về các vấn đề, đưa ra phản hồi thích hợp.

4. Con gái có nên học tester không?

Cũng không hiếm các bạn nữ có hứng thú với nghề tester. Nhiều người cho rằng, phái yếu khó để theo đuổi và không phù hợp với một nghề liên quan đến công nghệ thông tin hay liên quan đến kỹ thuật. Và không ít băn khoăn rằng, con gái có nên học tester không?

4.1. Con gái có nên học tester không?

Trong thực tế thì bất kỳ công việc nào cũng có những lợi ích và khó khăn nhất định. Tuy nhiên, con gái vẫn hoàn toàn có thể theo học nghề tester thậm chí đảm nhiệm rất tốt công việc này.

Và dù làm công việc gì, cả tester thì chỉ cần có đủ điều kiện, cộng với niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc thì việc trở thành một tester giỏi không phải là điều quá khó khăn.

Hơn nữa, đây là một nghề tương đối mới, được xem là một trong những nghề hot trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nên sẽ có nhiều cơ hội trong công việc khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn.

Mặt khác con gái học tester sẽ có được sự ưu ái và chiếm được nhiều ưu thế hơn.

Trong thời đại xu hướng công nghệ 4.0 phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, các công việc đều liên quan tới công nghệ thông tin thì nghề tester lại càng có cơ hội thăng tiến và tiếp xúc với những công nghệ hiện đại nhất.

4.2. Con gái học tester gặp những khó khăn gì?

Dù là công việc nào cũng sẽ có những lợi ích, khó khăn khác nhau. Sau đây là một số khó khăn khi con gái học tester.

- Quá trình học khà vất vả bởi đây là nghề đòi hỏi tư duy cao cùng với sự chăm chỉ. Người học phải dành nhiều thời gian để làm quen, học tập và thực hành để có thể trở thành một tester chuyên nghiệp.

- Bị đánh giá thấp: nhiều người có suy nghĩ con gái làm kiểm thử phần mềm không giỏi bằng con trai, nên chỉ được giao cho các dự án đơn giản, không được giao cho các mục khó, phức tạp hơn.

- Thời gian bị hạn chế: vì là công đoạn cuối trong một dự án nên tester có rất ít thời gian để kiểm tra chặt chẽ. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Công việc không phải lúc nào cũng thú vị bởi công việc chỉ xoay quanh và lặp lại việc viết code, test case, viết báo cáo, … nên yêu cầu một tester phải có niềm say mê, nhiệt tình và yêu thích công việc, không ngừng phát triển tư duy sáng tạo.

5. Lợi thế của nghề tester là gì?

Những năm gần đây, tester là một nghề cực kỳ hot. Khi các công ty công nghệ phát triển lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn, nhu cầu tuyển dụng Tester nhờ thế cũng liên tục tăng cao. Môi trường làm việc lẫn chế độ đãi ngộ cho vị trí công việc này cũng tương đối tốt. Đối với sinh viên IT có đam mê kiểm thử phần mềm thì đây là một ngành rất triển vọng. Chúng tôi sẽ nêu các lợi thế cơ bạn đối với nghề tester:

- Thu nhập ổn định

Tester là một ngành được đánh giá là khó mang đến những thử thách, kèm theo phúc lợi xứng đáng. Thu nhập cao là yếu tố hấp dẫn của nghề kiểm thử phần mềm so với nhiều nghề khác.

- Nhu cầu tuyển dụng lớn

Thực tế, số lượng  làm tester vẫn còn ít so với nhu cầu và cũng chỉ có ít các tester giỏi. Nếu theo học nghề tester và đi sâu vào lĩnh vực này sẽ có cơ hội lớn.

- Nhiều cơ hội thăng tiến

Trong thời đại 4.0 phát triển như hiện nay thì đây là một ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin có nhiều cơ hội đi đầu và liên tục phát triển, đổi mới. Vậy nên, nó mang lại rất nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề. Nếu có khả năng Anh càng có thêm cơ hội để có những việc làm hấp dẫn. Không chỉ làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ trong nước, còn có cơ hội được làm tại các công ty nước ngoài.

- Được tiếp xúc với những điều mới mẻ

Phần lớn người làm tester được tiếp xúc với nhiều khách hàng với đa dạng các nghiệp vụ khác nhau trong các lĩnh vực như game, ngân hàng, tài chính,điện thoại,…. Bên cạnh đó, công nghệ luôn đổi mới nên các tester mỗi ngày sẽ làm việc với những phần mềm khác nhau, mang đến nhiều sự thú vị.

tester la gi

6. Nghề tester ở Việt Nam thế nào?

Là một nghề hot trong thời đại 4.0 vậy, nghề tester ở Việt Nam hiện nay thế nào?

6.1. Thực trạng nghề tester ở Việt Nam

Nghề Tester xuất hiện thực sự ở thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đây là một nghề rất “hot”.

Tuy là ngành hot nhưng lại thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng vì thực tế chưa có một trường nào đào tạo về kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp.

Nhận định tại hội nghị quốc tế về kiểm thử phần mềm và kiểm thử tự động thì trước đà tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong vài năm tới Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 10.000 Tester. Tuy nhiên, được đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong ngành kiểm thử phần mềm bởi các lợi thế như:

- Nguồn nhân lực có sẵn trình độ kỹ thuật

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhanh

- Môi trường đầu tư an toàn

- Tỷ lệ thay đổi nhân sự thấp…

6.2. Mức thu nhập của nghề tester ở Việt Nam

Hiện nay, tester được coi là một nghề nghiệp ổn định với nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến. Kiên trì theo đuổi nghề tester sẽ cập nhật những công nghệ mới thường xuyên, đồng thời được tiếp xúc với các dự án khác nhau và học thêm nhiều thứ.

Những bạn trẻ có đam mê, sáng tạo và có nhiệt huyết có cơ hội việc làm rất cao với nghề tester.

Lương của tester có thể chia theo các mức (mức lương mang tính tham khảo):

- Tester mới ra trường chưa có kinh nghiệm: thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/ tháng, thu nhập sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm.

- Tester cứng có kinh nghiệm: mức lương khoảng 12-15 triệu đồng/ tháng.

- Tester giỏi tiếng Anh, làm việc tại các  công ty nước ngoài: mức thu nhập sẽ khoảng 15-20 triệu đồng/tháng, ngoài ra họ còn có cơ hội được làm việc tại nhiều nước phát triển.

Trên đây là các thông tin giải đáp cho tester là gì? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X