hieuluat
Chia sẻ email

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hộ nghèo không?

Thẩm quyền công nhận hộ nghèo là của cơ quan nào? Tiêu chí nào để công nhận là hộ nghèo?....Đây là những câu hỏi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của những hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, cần được giúp đỡ. Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Tiêu chuẩn công nhận hộ nghèo gồm những gì?
  • Thẩm quyền công nhận hộ nghèo là của cơ quan nào?
  • Thời điểm nào tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo trong năm?

Câu hỏi: Chào Luật sư, ở thôn tôi đang có đợt rà soát để công nhận hộ nghèo. Tôi nhận thấy, một số hộ gia đình của thôn tôi có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng lại chưa được xét duyệt là hộ nghèo. Tôi muốn Luật sư có thể giải đáp những tiêu chuẩn để công nhận hộ gia đình là hộ nghèo và thẩm quyền công nhận hộ nghèo là của cơ quan nào?

Chào bạn, liên quan đến thẩm quyền công nhận hộ nghèo, tiêu chuẩn công nhận hộ nghèo mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Tiêu chuẩn công nhận hộ nghèo gồm những gì?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí để đánh giá hộ nghèo có sự khác biệt tại khu vực nông thôn và khu vực thành thị, được đánh giá đồng thời trên 02 tiêu chí:

- Về thu nhập: Có thu nhập là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị;

- Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

+ 05 dịch vụ xã hội cơ bản là: Y tế, Giáo dục, Nước sạch và vệ sinh, Nhà ở, và Thông tin;

+ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản là: Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế; hoặc Bảo hiểm y tế; Trình độ giáo dục của người lớn; Tình trạng đi học của trẻ em; Diện tích nhà ở bình quân đầu người; Chất lượng nhà ở; Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; Sử dụng dịch vụ viễn thông; Nguồn nước sinh hoạt; Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Cụ thể, việc xếp loại, đánh giá chuẩn hộ nghèo tại khu vực thành thị và nông thôn như sau:

Khu vực nông thôn

Khu vực thành thị

Tiêu chí đánh giá chuẩn hộ nghèo

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 01 triệu đồng, đồng thời, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng, đồng thời, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về mức độ/khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội là căn cứ để đánh giá hộ nghèo theo quy định.

tham quyen cong nhan ho ngheo

Thẩm quyền công nhận hộ nghèo là của cơ quan nào?

Trước hết, căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH, việc xác định hộ nghèo được thực hiện thông qua việc rà soát, điều tra tại cơ sở (trong phạm vi mà hộ gia đình đó có đăng ký tạm trú hoặc thường trú) theo các tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg.

Căn cứ điểm a khoản 6, khoản 7 Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH, khi đã có kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau đây:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo. Căn cứ để công nhận hộ nghèo là dựa trên kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát và tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng là người cấp giấy chứng nhận hộ nghèo cho các hộ gia đình;

- Thực hiện niêm yết công khai danh sách hộ nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo.

Kết luận: Từ những căn cứ, phân tích nêu trên, thẩm quyền công nhận hộ nghèo là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ nghèo có đăng ký tạm trú hoặc thường trú theo quy định.

Thời điểm nào tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo trong năm?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH, thời điểm tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn cấp xã như sau:

- Thời điểm rà soát định kỳ hằng năm: Từ ngày 01/09 đến hết ngày 31/12 của năm đó;

- Thời điểm rà soát thường xuyên: Tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị (có xác nhận của trưởng thôn) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã một trong những trường hợp cụ thể sau đây:

+ Hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo trên địa bàn để có cơ hội được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;

+ Hoặc hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo do địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo.

Như vậy, có hai thời điểm tiến hành rà soát, điều tra các tiêu chí hộ nghèo trong năm là thời điểm định kỳ hoặc rà soát thường xuyên.

Trên đây là giải đáp về thẩm quyền công nhận hộ nghèo​, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Nhà hộ nghèo bị sập do lũ có được hỗ trợ xây dựng lại không?

>> 4 quyền lợi đối với hộ nghèo và cách xác định hộ nghèo 2022

Có thể bạn quan tâm

X