Cưỡng chế được biết đến là một trong những biện pháp áp dụng quyền lực Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. Vậy thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC là gì?
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC là gì?
Cưỡng chế là một hình thức sử dụng quyền lực Nhà nước của cơ quan/cá nhân có thẩm quyền. Cưỡng chế thường được áp dụng trong mọi lĩnh vực khi cá nhân/ tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành hình phat hay không tự nguyện thực hiện yêu cầu chính đáng của cơ quan có thẩm quyền.
Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, khi cá nhân/ tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm đó.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chính là văn bản của cơ quan/ cá nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì cá nhân, tổ chứ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành Quyết định xử phạt do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhân được Quyết định xử phạt hoặc theo thời hạn được ghi rõ trong Quyết định.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành Quyết định xử phạt trong thời hạn nêu trên thì buộc phải thực hiện cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thuộc về các cá nhân sau:
Chủ tịch UBND các cấp;
Thủ trưởng cơ quan công an các cấp, Cục trưởng các Cục cảnh sát thuộc Bộ Công an như: Cục An ninh kinh tế; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu; Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH;...
Đồn trưởng của Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng ở cấp tỉnh, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm về phòng chống ma tuý và tội phạm…;
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu,...;
Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, Chánh toà chuyên trách thuộc toà án nhân dân cấp cao…
Như vậy, tuỳ từng lĩnh vực cụ thể thì các cá nhân có thẩm quyền liên quan sẽ trực tiếp ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hầu hết, ở mọi lĩnh vực đời sống được pháp luật điều chỉnh thì đều có cơ quan có thẩm quyền phụ trách quản lý và cấp trưởng ở các cơ quan đó là người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định cấp trưởng có thể giao quyền cưỡng chế cho cấp phó thực hiện thông qua quyết định giao quyền và nêu rõ phạm vi, nội dung giao quyền và thời hạn giao quyền.
Thủ tục thi hành quyết định cưỡng chế
Thủ tục thi hành quyết định cưỡng chế
Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Người có thẩm quyền cưỡng chế kiểm tra về điều kiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các điều kiện để ban hành Quyết định cưỡng chế bao gồm:
Xác định xem cá nhân, tổ chức phải thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã nhận được quyết định hay chưa.
Người có thẩm quyền buộc phải kiểm tra điều kiện này do theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì thời điểm bắt đầu được dùng để tính thời hạn thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là ngày mà cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định;
Xác định xem việc thực hiện thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thuộc các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính hay không.
Nếu việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đáp ứng cả hai điều kiện trên thì người có thẩm quyền sẽ thực hiện tiếp các bước dưới đây.
Bước 2: Người có thẩm quyền cưỡng chế xác minh, đánh giá hiện trạng, xác định điều kiện thi hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong xử phạt vi phạm hành chính, ngoài việc cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền xử phạt theo quy định thì còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có hậu quả xảy ra) theo nội dung xử phạt được nêu rõ trong quyết định.
Đối với việc cưỡng chế thi hành nộp tiền phạt thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phải thực hiện xác minh, đánh giá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Trong trường hợp việc xác minh về tài sản gặp khó khăn thì phải ban hành quyết định cưỡng chế nội dung khắc phục hậu quả trước để bảo đảm tính kịp thời trong thi hành pháp luật;
- Đối với việc cưỡng chế buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phải xác minh hiện trạng trước để xác định xem có sự thay đổi nào hay không. Có phát sinh hành vi vi phạm mới hay không.
Bước 3: Ban hành quyết định cưỡng chế phù hợp với kết quả đã xác minh ở bước 2;
Bước 4: Gửi Quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức vi phạm và những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc cưỡng chế;
Bước 5: Tiến hành cưỡng chế theo nội dung Quyết định cưỡng chế đã ban hành.
Trên đây là giải đáp về thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ.