hieuluat
Chia sẻ email

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND huyện, xã hiện hành

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND huyện, xã trong xử lý vi phạm hành chính tương ứng với các lĩnh vực khác nhau như thế nào? Những thông tin mới nhất về thẩm quyền của hai đối tượng này được chúng tôi cập nhật ngay dưới đây

Câu hỏi: Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND huyện, xã hiện nay như thế nào khi xử phạt vi phạm hành chính? Chủ tịch ủy ban huyện, xã được phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND huyện

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ubnd huyện

Căn cứ Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và  Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành  chính như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm;

- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa tương ứng với lĩnh vực được quy định dưới đây, tuy nhiên chủ tịch UBND huyện chỉ được phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) đối với hành vi vi phạm.

Mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa với các lĩnh vực được quy định hiện nay như sau:

STT

Mức tiền phạt tối đa

Lĩnh vực vi phạm

1.

30.000.000 đồng

Lĩnh vực hôn nhân gia đình; lĩnh vực bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lĩnh vực lưu trữ; lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; lĩnh vực thi đua, khen thưởng; lĩnh vực hành chính tư pháp; lĩnh vực dân số; vệ sinh môi trường và lĩnh vực thống kê; đối ngoại

2.

40.000.000 đồng

Lĩnh vực an ninh trật tự, lĩnh vực an toàn xã hội; lĩnh vực cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; lĩnh vực giao dịch điện tử; bưu chính.

3.

50.000.000 đồng

Lĩnh vực PCCC; cứu hộ cứu nạn; lĩnh vực bổ trợ tư pháp; lĩnh vực y tế dự phòng; lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; lĩnh vực quản lý khoa học, công nghệ; lĩnh vực chuyển giao công nghệ; lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em;lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai;...

4.

75.000.000 đồng

Lĩnh vực cơ yếu; lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; lĩnh vực lao động; giáo dục; lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; lĩnh vực GTĐB; GT đường sắt; đường thủy nội địa;lĩnh vực BHYT, BHXH, BHTN; lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

5.

100.000.000 đồng

Lĩnh vực đê điều; lĩnh vực KCB; lĩnh vực mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; lĩnh vực chăn nuôi; phân bón; lĩnh vực quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước;...

6.

150.000.000 đồng

Lĩnh vực quản lý giá; lĩnh vực khai thác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; lĩnh vực đầu tư;...

7.

200.000.000 đồng

Lĩnh vực sản xuất và buôn bán hàng cấm/hàng giả; lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

8.

250.000.000 đồng

Lĩnh vực điều tra và quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước; lĩnh vực thủy lợi; lĩnh vực sở hữu trí tuệ; báo chí

9.

500.000.000 đồng

Lĩnh vực ây dựng; lĩnh vực lâm nghiệp; đất đai; lĩnh vực kinh doanh BĐS

10.

1.000.000.000 đồng

Các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, vùng biển,... cụ thể: Lĩnh vực quản lý các vùng biển, đảo và quản lý vùng thềm lục địa của nước ta; lĩnh vực quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; lĩnh vực tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; xử phạt về hoạt động dầu khí và khoáng sản khác; lĩnh vực bảo vệ môi trường; thủy sản.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, tước quyền sử dụng CCHN có thời hạn hoặc quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi vi phạm;

+ Buộc phá dỡ công trình, phá dỡ phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc phần xây dựng không đúng với giấy phép;

+ Buộc thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng lây lan dịch bệnh;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, gây hại cho vật nuôi, gây hại cho cây trồng và môi trường, tiêu hủy các văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

+ Buộc cải chính lại những thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây nhầm lẫn;

+ Buộc thu hồi các sản phẩm và những hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc thực hiện hành vi VPHC hoặc buộc nộp lại số tiền bằng với trị giá tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, đã tẩu tán,đã  tiêu hủy trái với quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ubnd xã

Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ubnd xã

Căn cứ Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và  Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành  chính như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban xã;

- Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa ứng với các lĩnh vực đã nêu trên (như trường hợp của chủ tịch UBND huyện) nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) đối với hành vi VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt.

- Tịch thu các tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 02 (hai) lần mức tiền phạt nêu trên.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được liệt kê sau đây:

“a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại”.

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh

Cũng căn cứ Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thẩm quyền xử phạt VPHC của chủ tịch UBND tỉnh hiện nay như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với tất cả hành vi VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của mình;

- Phạt tiền đối với hành vi phạm hành chính: Cụ thể phạt mức tối đa trong các lĩnh vực. Mức tiền phạt tối đa ứng với các lĩnh vực vi phạm đã nêu tại tại phần thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ubnd huyện ở đầu bài viết.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các hành vi VPHC.

- Tịch thu tang vật và tịch thu các phương tiện vi phạm hành chính.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được nêu tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC.

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về “Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ubnd huyện”. Nếu các bạn cần muốn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thì có thể liên hệ tổng đài 1900.6199 để hướng dẫn.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X