hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thẩm quyền xử phạt, điều tra của Bộ đội biên phòng

Biên giới là một phần quan trọng cần được bảo vệ, trấn giữ nhằm tránh các vấn nạn buôn đồ lậu, ma túy, pháo nổ,... Chính vì thế vai trò của bộ đội biên phòng rất quan trọng. Vậy thẩm quyền điều tra, xử phạt của Bộ đội biên phòng được quy định như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Bộ đội biên phòng là gì?
  • Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng
  • Thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng
Câu hỏi: Nhà tôi tổ chức đi chùa ở Campuchia nhưng thay vì đi từ hướng cửa khẩu chúng tôi quyết định đi bằng đường biên giới. Tại đó, Bộ đội biên phòng tiến hành kiểm tra xe cũng như giấy tờ của chúng tôi thì có được phép không? Thẩm quyền điều tra, xử phạt của bộ đội biên phòng hiện nay ra sao?

Bộ đội biên phòng là gì?

Theo Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Biên phòng và Bộ đội Biên phòng được định nghĩa như sau: 

  • Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

  • Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.

Như vậy, Bộ đội văn phòng là các cán bộ bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,... Thực hiện các hoạt động, biện pháp nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,... ở khu vực biên giới nước nhà. Ngoài ra bộ đội biên phòng còn phối hợp với người dân trong khu vực biên giới.

Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng

Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng

Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng

Thẩm quyền xử phạt hành chính của chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:

  • Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;

  • Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt hành chính của trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính, căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

  • Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;

  • Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối nhưng không quá 2.500.000 đồng.

  • Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;

  • Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 

Theo đó, tùy vào chức vụ mà sẽ có các thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, trạm trưởng, đội trưởng Bộ đội biên phòng, đội trưởng đội đặc nhiệm phòng chống ma túy,... điều có các thẩm quyền cơ bản như phạt cảnh cáo, phạt tiền,...

Thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng

Thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng

Thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng

Căn cứ Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra như sau:

  • Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội biên phòng được quy định tại Điều 32 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đó là:

  • Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội mua bán người, tội về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa,.... Cụ thể

  • Tội phản bội Tổ quốc;

  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

  • Tội gián điệp;

  • Tội mua bán người;

  • Tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;

  • Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

…. 

Có thể thấy, Bộ đội biên phòng thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ngoài nhiệm vụ bảo vệ an toàn, an ninh vùng biên giới, còn kết hợp điều tra cũng như quản lý nhiều loại tội phạm nguy hiểm như mua bán người, hoặc một số loại tội phạm về kinh tế như buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả,... Gây hại trực tiếp đến xã hội.

Vấn đề “Thẩm quyền xử phạt, điều tra của Bộ đội biên phòng”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X