hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 17/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thang bảng lương là gì? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Đối với các doanh nghiệp sử dụng người lao động bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương, từ đó có căn cứ để trả lương cho người lao động. Vậy thang bảng lương là gì? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương thế nào?

Mục lục bài viết
  • Thang bảng lương là gì?
  • Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
  • Hệ số trong thang bảng lương
  • Vai trò của thang bảng lương
Câu hỏi: Tôi hiện đang có nhu cầu mở một nhà máy may mặc quy mô 10 công nhân may, 1 nhân viên kỹ thuật máy và tôi sẽ đứng ra quản lý. Do lần đầu mở nhà máy nên tôi cần tìm hiểu các quy định về thang bảng lương nhằm xây dựng một thang bảng lương hợp lý làm căn cứ trả lương cho công nhân. Vậy các quy định về thang bảng lương mà tôi cần phải lưu ý là gì? Xin được tư vấn.

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019: “Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”

Cùng đó, mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Lưu ý: Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy, có thể hiểu thang bảng lương là một trong những điều bắt buộc doanh nghiệp phải có nhằm xác định bảng lương và mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng người lao động thông qua thỏa thuận hoặc được quy định chi tiết trong hợp đồng lao động.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

  1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

  2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

  3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

  1. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

  2. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

  3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Theo đó, để xây dựng thang bảng lương phù hợp với doanh nghiệp và tuân thủ quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần lưu ý 06 nguyên tắc trên.

Hệ số trong thang bảng lương

Hệ số trong thang bảng lương

Hệ số trong thang bảng lương

Lương theo hệ số giữa cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sẽ có sự khác biệt đôi chút đối với người lao động trong các doanh nghiệp.

  • Trong nhà nước: lương theo hệ số chính là mức lương hiện hưởng chưa bao gồm phụ cấp.

  • Tại các doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp không áp dụng theo cách tính lương theo hệ số lương cơ bản nhưng đây cũng được xem là căn cứ để xác định và xây dựng thang bảng lương tương ứng. Kết quả cuối cùng cần đảm bảo chi trả được lương phù hợp, hợp pháp và cân đối mức sống, sinh hoạt tối thiểu cho người lao động.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng

Trong đó,

  • Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở thời điểm đó. Mức lương này hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

  • Hệ số lương hiện hưởng: được quy định ở từng nhóm cấp bậc sẽ có sự khác nhau. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xác định theo cách xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dựa trên bảng hệ số lương được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Có thể thấy, tùy vào mỗi ngành nghề thì bên cạnh mức lương cơ bản mà người lao động được hưởng thì còn có các khoản phụ cấp khác. Và để xác định hệ số trong thang bảng lương cần xác định mức lương cơ sở hiện nay và hệ số lương tương ứng với mỗi cấp bậc, ngành nghề khác nhau.

Vai trò của thang bảng lương

Thang bảo lương có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, các vai trò có thể kể đến như sau:

  • Dùng làm căn cứ xác định tiền lương cho người lao động, người lao động có thể dễ dàng biết được các khoản thu nhập của mình khi làm việc là bao nhiêu;

  • Doanh nghiệp dễ dàng quản lý về tiền lương của người lao động, xác định được mức lương từng người lao động là bao nhiêu tương ứng với vị trí và chức danh công việc của mỗi người;

  • Xây dựng quy chế, đãi ngộ, khen thưởng dành cho nhân viên trong doanh nghiệp;

  • Doanh nghiệp có thể quản lý quỹ lương và điều chỉnh lương hợp lý nhằm đảm bảo nguồn chi lương, tránh được các trường hợp chậm lương người lao động.  

Thang bảo lương ngoài là hình thức bắt buộc đối với doanh nghiệp, cũng là một công cụ hỗ trợ với nhiều vai trò trong việc vận hành, phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cũng chính vì thế, việc xây dựng một thang bảng lương một cách chi tiết, hợp lý và có hướng phát triển lâu dài sẽ giúp việc hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Vấn đề Thang bảng lương là gì? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương hiện nay  đã được chúng tôi tổng hợp và giải thích, giúp quý đọc giả hình dung được các khái niệm, cũng như nguyên tắc của thang bảng lương theo quy định. Nếu quý khách còn vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ về các lĩnh vực khác như dân sự, hình sự, đất đai,... vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X