Trong quá trình điều tra, làm rõ vụ việc hoặc vụ án thì lời khai có vai trò quan trọng giúp xác định manh mối, hướng giải quyết,... Theo đó, thành khẩn khai báo là gì?
Thành khẩn khai báo là gì?
Thành khẩn khai báo là gì?
Theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thành khẩn khai báo có thể hiểu là trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội đã khai báo đầy đủ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện.
Mức độ giảm nhẹ của việc thành khẩn khai báo phụ thuộc vào sự thành khẩn được thực hiện ở giai đoạn tố tụng nào và ý nghĩa thiết thực của sự thành khẩn trong việc giải quyết vụ án.
Không thành khẩn khai báo có bị xử lý?
Không thành khẩn khai báo có bị xử lý?
Hiện nay không quy định về xử lý hay xử phạt hành vi không thành khẩn khai báo. Tuy nhiên, nếu người khai báo có hành vi cố ý khai báo, cung cấp tài liệu sai sự thật sẽ bị xử phạt, cụ thể theo Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối như sau:
Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
Có tổ chức;
Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, thành khẩn khai báo là một trong những tình tiết giảm nhẹ mức phạt. Trong trường hợp người khai báo cố ý cung cấp bằng chứng giả, lời khai sai sự thật sẽ chịu mức phạt tù cao nhất 07 năm và có thể bị cấm đảm nhận chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.
Mua chuộc người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, điểm k khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu như sau:
Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
Theo đó, người có hành vi cưỡng ép nhằm buộc người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trong đó, người cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu có thể chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Trường hợp có sử dụng các vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác,... có thể chịu án phạt tù từ 02 - 07 năm.
Trên đây là định nghĩa thành khẩn khai báo là gì. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ.