Thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không? Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp thế chấp này như thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, chúng tôi có vướng mắc liên quan đến việc thế chấp nhà đất mong được giải đáp như sau:
Vợ chồng tôi có thửa đất ở và căn nhà 4 tầng trên đất tại quận A, thành phố X.
Giấy chứng nhận nhà đất mang tên của hai vợ chồng.
Nay, do cần tiền để xoay vòng vốn kinh doanh, vợ chồng tôi muốn thế chấp đất để vay vốn ngân hàng.
Chúng tôi chỉ muốn thế chấp quyền sử dụng đất mà không muốn thế chấp nhà ở trên đất thì có hợp pháp không Luật sư?
Giả sử bị xử lý tài sản bảo đảm thì chúng tôi có bị mất nhà không?
Trình tự xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?
Chào bạn, thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không, nếu bị xử lý thì có bị mất nhà không là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau:
Thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không?
Trước hết, thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Vậy nên, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của bên vay theo hợp đồng tín dụng/hợp đồng vay đã được ký kết.
Căn cứ quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015, được phép thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà ở gắn liền với đất.
Pháp luật cho phép thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà ở trên đất trong cả hai trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở hoặc người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thường sẽ không đồng ý để bên thế chấp chỉ thế chấp đất mà không có nhà, trừ trường hợp nhà không đủ điều kiện để thế chấp, bởi sự phức tạp, nhiều rủi ro nếu phải xử lý tài sản bảo đảm.
Việc đăng ký thế chấp trong trường hợp này cũng bao gồm những hồ sơ tương tự như đối với các trường hợp thông thường.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người thế chấp cần chuẩn bị hồ sơ thế cháp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất gồm giấy tờ, tài liệu sau đây:
Phiếu đăng ký thế chấp, Mẫu 01a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99 này (1 bản chính);
Hợp đồng thế chấp có công chứng hoặc chứng thực (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản gốc);
Như vậy, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi giải đáp câu hỏi, thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không của bạn như sau:
Được phép thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà ở trên đất;
Hồ sơ thế chấp cũng tương tự như các trường hợp thế chấp cả nhà và đất;
Có mất nhà nếu chỉ thế chấp đất không?
Thực tế cho thấy, để trả lời cho câu hỏi có bị mất nhà nếu chỉ thế chấp quyền sử dụng đất hay không cần dựa vào một số căn cứ như:
Nghĩa vụ cần phải bảo đảm so với khả năng tài chính, đánh giá sơ bộ giá trị tài sản bảo đảm của bên bảo đảm;
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà các bên đã ký kết;
Quá trình thương lượng, xử lý tài sản bảo đảm;
Các yếu tố khác;
Về nguyên tắc pháp lý, căn cứ Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015, phát sinh 2 trường hợp xử lý tài sản khi đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất mà không đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
Xử lý tài sản thế chấp khi người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở trên đất:
Tài sản được xử lý gồm cả nhà và đất, dù nhà không được đăng ký là tài sản bảo đảm;
Nói cách khác, bên thế chấp có thể bị bán đấu giá/xử lý tài sản bảo đảm theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án… hay, có thể bị mất cả nhà lẫn đất nếu như thuộc trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm;
Lúc này, muốn bảo vệ toàn vẹn được quyền sở hữu đối với tài sản của mình, bên thế chấp có thể thỏa thuận với tổ chức tín dụng về phương án xử lý như được tham gia đấu giá mua lại tài sản của mình, sử dụng tài sản khác thay thế nghĩa vụ bảo đảm, nộp tiền để tất toán khoản vay…;
Xử lý tài sản thế chấp khi người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu nhà ở trên đất:
Nếu thuộc trường hợp này, khi xử lý, chủ sở hữu nhà ở được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình;
Các quyền, nghĩa vụ của chủ sử dụng đất được chuyển giao từ người thế chấp sang người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
Bên thế chấp và tổ chức tín dụng có thể thương lượng, thỏa thuận để có phương án xử lý khác, miễn sao không vi phạm pháp luật và đáp ứng nhu cầu, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình;
Như vậy, thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không là câu hỏi được chúng tôi giải đáp ở phần trên.
Theo quy định pháp luật, người sử dụng đất được quyền thế chấp đất mà không thế chấp nhà.
Tuy nhiên, khi thuộc trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm, bên thế chấp vẫn có thể bị xử lý cả nhà và đất.
Trình tự xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 299, Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 303 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thế chấp đã được ký kết giữa hai bên, trình tự xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức tín dụng thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người thế chấp
Hình thức thông báo được thực hiện bằng văn bản và trước ít nhất là 15 ngày, tính đến ngày bắt đầu xử lý tài sản bảo đảm;
Bước 2: Giao/nhận bàn giao tài sản để xử lý
Bên thế chấp có nghĩa vụ bàn giao tài sản để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm;
Nếu bên thế chấp không bàn giao, tổ chức tín dụng được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết;
Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm
Nếu việc bàn giao được thực hiện như bình thường thì tài sản bảo đảm được xử lý theo cách thức đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc bán đấu giá nếu không thỏa thuận;
Trường hợp không bàn giao tài sản thế chấp hoặc có tranh chấp thì việc xử lý được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Như vậy, bên cạnh việc giải đáp câu hỏi vướng mắc, thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không, chúng tôi đã cung cấp cho bạn quy trình xử lý tài sản bảo đảm.
Trước khi bị xử lý tài sản bảo đảm, bạn nên cân nhắc cẩn trọng, có các phương án dự phòng cũng như tìm hiểu rõ quy định pháp luật để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tốt hơn theo quy định pháp luật.
Trên đây là giải đáp về vấn đề Thế chấp đất mà không thế chấp nhà trên đất được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.