Thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không? Nếu phải xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý được tiến hành thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến vấn đề thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp mong được giải đáp như sau:
1, Nếu chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đất thì pháp luật có cho phép không?
2, Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý sẽ tiến hành như thế nào?
Chúng tôi có bị mất cả nhà và đất không.
Chào bạn, liên quan đến vấn đề thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không, xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp này ra sao, chúng tôi giải đáp như sau.
Thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không?
Trước hết, căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, người thế chấp có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
Mặt khác, khi xử lý tài sản bảo đảm thì việc thế chấp sẽ được phân chia thành xử lý tài sản bảo đảm là nhà trên đất mà chủ sở hữu nhà không đồng thời là chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu nhà đồng thời là chủ sở hữu đất (Điều 326 Bộ luật Dân sự).
Từ đó, suy ra, pháp luật không cấm việc thế chấp nhà mà không thế chấp đất.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhà ở và đất ở là hai tài sản không thể tách rời trong quá trình sử dụng, do vậy, rất khó để các ngân hàng chấp nhận chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đất trong khi cả nhà và đất đều đủ điều kiện thế chấp.
Việc đăng ký thế chấp cũng được tiến hành như đối với các trường hợp khác.
Người yêu cầu đăng ký cũng phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thế chấp theo quy định tại Điều 27, Điều 29 Nghị định 99/2022/NĐ-CP tương ứng với trường hợp nhà ở có sẵn, đã được cấp giấy chứng nhận hoặc nhà ở hình thành trong tương lai.
Thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không? Điều kiện là gì?
Chi tiết hồ sơ, nơi tiến hành tiếp nhận đăng ký thế chấp như sau:
Quy định về hồ sơ, nơi tiếp nhận yêu cầu đăng ký thế chấp | Đăng ký thế chấp nhà ở có sẵn, đã được cấp giấy chứng nhận | Đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở |
Hồ sơ đăng ký |
|
|
Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết yêu cầu |
| Văn phòng đăng ký đất đai |
Như vậy, căn cứ Điều 317, Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi giải đáp cho bạn vướng mắc thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không như sau:
Được phép thế chấp nhà ở mà không thế chấp quyền sử dụng đất ở;
Hồ sơ, nơi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký thế chấp nhà ở, đất ở cũng là văn phòng đăng ký đất đai hoặc các chi nhánh;
Xử lý tài sản bảo đảm khi chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đất thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015, khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà ở được đăng ký mà không đăng ký thế chấp đất gắn liền với nhà đã đăng ký theo nguyên tắc sau:
Chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở: Tài sản được xử lý bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà;
Chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất: Khi xử lý, người nhận chuyển quyền sở hữu hợp pháp nhà ở được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Nói cách khác, nếu người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở thế chấp là giống nhau thì người sử dụng đất có thể bị mất đất (tức quyền sử dụng đất cũng là tài sản xử lý).
Khoản nợ vay/khoản nợ bảo đảm;
Sự tham gia của bạn vào việc mua lại/nhận lại tài sản đã thế chấp;
Phương thức xử lý tài sản thế chấp;
Thỏa thuận của các bên khi xử lý tài sản thế chấp;
Các vấn đề khác phát sinh trong quá trình xử lý tài sản thế chấp;
Trình tự xử lý tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà ở được đăng ký cũng được thực hiện theo Điều 300, Điều 301, Điều 303 Bộ luật Dân sự như sau:
Quy định về xử lý nhà là tài sản thế chấp
Bước 1: Thông báo xử lý tài sản thế chấp
Bên nhận thế chấp thông báo cho bên thế chấp được biết về việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
Việc thông báo này phải được thực hiện trước khi bắt đầu xử lý tài sản bảo đảm là 15 ngày đối với bất động sản;
Bước 2: Bàn giao tài sản để xử lý
Bên thế chấp bàn giao tài sản cho bên nhận thế chấp để thực hiện xử lý;
Nếu bên thế chấp không tiến hành bàn giao thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết;
Bước 3: Lựa chọn phương án xử lý tài sản thế chấp
Bên nhận thế chấp lựa chọn phương án xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo một trong số những cách thức quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015;
Tại đây, nếu việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện bằng cách bán tài sản bảo đảm thì chủ sử dụng đất cũng có thể là một trong số những người được mua/đăng ký mua;
Như vậy, căn cứ Bộ luật Dân sự, câu hỏi thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không, được trả lời như sau: Được phép thế chấp nhà mà không thế chấp đất.
Nếu phát sinh tình huống phải xử lý tài sản thế chấp thì người quyền sử dụng đất cũng là đối tượng bị xử lý nếu người sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất.
Trên đây là giải đáp về vấn đề Thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.