hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thi Giấy phép lái xe lái ô tô: 06 vấn đề quan trọng cần lưu ý

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích về những khía cạnh quan trọng khi bạn chuẩn bị và tham gia kỳ thi bằng lái ô tô

Mục lục bài viết
  • Giấy phép lái xe lái ô tô là gì?
  • Phân loại giấy phép lái xe lái ô tô
  • Giấy phép lái ô tô có thời hạn bao lâu? Có được gia hạn không?
  • Hồ sơ thi Giấy phép lái xe ô tô gồm những gì?
  • Các nội dung thi Giấy phép lái ô tô
Câu hỏi: Chào các anh chị, em năm nay 21 tuổi em có dự tính sẽ học bằng lái xe B2 ô tô để đăng ký chạy dịch vụ, tuy nhiên việc học lái xe hiện nay chi phí khá đắt đỏ em muốn tìm hiểu kỹ trước khi tham dự học, và thi cử, anh chị cho em hỏi để học và thi bằng lái xe ô tô cần lưu ý những vấn đề gì.

Giấy phép lái xe lái ô tô là gì?

Hiện nay,giấy phép lái xe vẫn được mọi người gọi bằng cái tên cũ là bằng lái xe.

Tuy nhiên theo định nghĩa đây là hai cụm từ tương đương nhau, do trước đây giấy phép lái xe chưa được in trên thẻ cứng nên gọi là giấy phép, sau này khi giấy phép lái xe được in trên bản cứng thì người dân gọi là bằng lái xe. 

Bằng lái ô tô là gì?Giấy phép lái xe ô tô là gì?

Về khái niệm bằng lái ô tô hay còn gọi là giấy phép lái xe ô tô (GPLX) là một văn bản do cơ quan chức năng cấp, cho phép cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ là Ô tô. 

GPLX thường bao gồm các thông tin như tên, hình ảnh của người sở hữu, loại phương tiện mà người đó được phép lái, các hạn chế (nếu có), và ngày hết hạn. 

Việc có giấy phép lái xe là điều kiện pháp lý cần thiết để lái xe và tham gia giao thông đường bộ. Quy trình cấp GPLX thường đòi hỏi người lái xe phải trải qua các bài kiểm tra về kiến thức và kỹ năng lái xe. 

Đây là một loại giấy tờ bắt buộc để tham gia giao thông bằng phương tiện là Ô tô tại Việt Nam.

Phân loại giấy phép lái xe lái ô tô

Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì có 06 loại bằng lái xe ô tô chính, cụ thể phân loại như sau: 

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động  chỉ được cấp cho người không hành nghề lái xe ( tức chỉ được lái xe gia đình, không kinh doanh hoặc làm nghề lái xe), được lái loại xe số tự động có 09 chỗ ngồi hoặc xe tải số tự động, máy kéo 1 rơ moóc dưới 3.5 tấn 

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng B2 được cấp cho cả người có hành nghề lái xe được lái toàn bộ xe của hạng B1 và ô tô dưới 3.5 tấn (người lái xe được lái cả xe số sàn và số tự động)

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng C cũng được cấp cho người có hành nghề lái xe được lái toàn bộ xe của hạng B1, B2 và máy kéo, ô tô tải, chuyên dùng dưới 3.5 tấn

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng D được cấp cho người có hành nghề lái xe được lái toàn bộ xe của hạng B1, B2; C và ô tô từ dưới 30 chỗ trở xuống.

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng E được cấp cho người có hành nghề lái xe được lái toàn bộ xe của hạng B1, B2; C, D và ô tô từ trên 30 chỗ ngồi

  • Giấy phép lái xe ô tô hạng F được cấp cho người đã có hành nghề lái xe các hạng B2, C, D, và E chuyên chở các xe nối toa, cụ thể: 

  • Hạng FB2 cấp cho công dân lái các loại xe B2 có kéo sơ mi rơ mooc và điều kiện các loại xe B2 B1 

  • Hạng FC cấp cho công dân lái các loại xe C có kéo sơ mi rơ mooc và điều kiện các loại xe B2 B1 C 

  • Hạng FD cấp cho công dân lái các loại xe D có kéo sơ mi rơ mooc và điều kiện các loại xe B2 B1 C D

  • Hạng FE được lái tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ

Giấy phép lái ô tô có thời hạn bao lâu? Có được gia hạn không?

Bằng lái ô tô có thời hạn bao lâu?

Bằng lái ô tô có thời hạn bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì thời hạn của bằng lái xe được ghi trên bằng lái xe. Thời hạn của bằng lái tùy theo loại bằng lái được cấp, cụ thể: 

-Bằng lái B1 có thời hạn đến khi nữ giới đủ 55 tuổi và nam giới đủ 60 tuổi, nếu người lái xe trên 45 tuổi với nữ thì thời hạn là 10 năm và nam trên 50 thì thời hạn cũng là 10 năm.

- Bằng lái xe B2 có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước cấp

- Bằng lái xe ô tô các hạng C D E F còn lại có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Hồ sơ thi Giấy phép lái xe ô tô gồm những gì?

Căn cứ khoản Điều 9, Điều  19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hồ sơ để học và thi bằng lái xe ô tô gồm: 

  • Giấy khám sức khỏe tại đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ( lưu ý không phải trung tâm y tế nào cũng có chức năng này, cần đối chiếu với danh sách của sở y tế tại tỉnh thành) 

  • Đơn đề nghị được học và tham dự kỳ thi sát hạch bằng lái xe 

  • Giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/HC) 

  • Chứng chỉ nghề lái xe, hoặc chứng chỉ sơ cấp (sau khi hoàn thành khóa đào tạo sẽ được trung tâm cấp, và sử dụng giấy này để tham dự kỳ thi sát hạch của sở GTVT) 

Các nội dung thi Giấy phép lái ô tô

Căn cứ Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL 2020; khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT các điểm a,d,h.g và thông tư Thông tư 38/2019/TT-BGTVT nội dung thi bằng lái ô tô hay còn gọi là sát hạch lái xe gồm 4 phần:

- Lý thuyết bằng lái xe: Trong phần này, thí sinh sẽ đối mặt với các câu hỏi lý thuyết về luật giao thông, biển báo, và các quy tắc an toàn đường bộ. Việc này kiểm tra hiểu biết và nhận thức về các quy định cơ bản, là cơ sở để đảm bảo người lái xe có kiến thức đầy đủ và chuẩn bị tốt cho việc tham gia giao thông.

- Thi mô phỏng trên máy tính: Phần này giúp thí sinh trải nghiệm môi trường lái xe ảo trên máy tính. Thông qua các tình huống mô phỏng, họ sẽ đối mặt với những thách thức thực tế và đưa ra quyết định an toàn trong môi trường ảo.

- Thi sa hình : Gồm các bài thi tập trung vào kỹ năng lái xe trong các điều kiện đặc biệt như đỗ xe, vượt xe, quay đầu, và các thử thách khác. Thí sinh phải thể hiện khả năng điều khiển xe một cách an toàn và linh hoạt trong các tình huống đặc biệt.

- Thi lái xe đường trường:  Ở phần này, thí sinh sẽ lái thử trên đường thực tế dưới sự giám sát của giáo viên lái xe. Quá trình này nhằm kiểm tra khả năng điều khiển xe, tuân thủ luật lệ, và áp dụng kiến thức lý thuyết và thực hành đã học trước đó.

Lưu ý: số lượng câu, thời lượng kiểm tra nội dung thi yêu cầu để qua bài thi phụ thuộc vào bằng lái xe mà người tham dự đăng ký học và dự thi.

Giải đáp câu hỏi liên quan đến thi bằng lái ô tô

Sau đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp của bạn đọc gửi tới chúng tôi, mời quý vị theo dõi:

Thi Giấy phép lái ô tô bao nhiêu tiền?

Các chi phí và quy trình thi bằng lái ô tô có thể thay đổi tùy theo quy định của cơ sở đào tạo và hoặc khu vực cụ thể, thông thường hạng bằng lái xe càng cao thì chi phí càng cao.

Chi phí thi bằng lái ô tô thường phải bao gồm các khoản như học lý thuyết, thực hành lái xe, và các phí khác liên quan đến quá trình đào tạo, sát hạch. 

Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo lái ô tô, đa phần đều báo giá chi phí trọn gói cho mỗi khóa học, thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 vào khoảng 18 - 23 triệu đồng, hạng C cao hơn, có thể lên đến 25 - 27 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức giá này không giống nhau giữa các cơ sở đào tạo và còn có thể cao hơn trong quá trình học. Bởi trường hợp đã học xong số giờ thực hành nhưng chưa đi đủ số km thì học viên sẽ phải thuê xe để đi đủ số km quy định, chi phí khoảng 200.000 - 300.000 đồng/giờ lái.

Thi Giấy phép lái ô tô mất bao lâu?

Thông thường thời gian học bằng lái ô tô sẽ tùy thuộc vào loại bằng, cụ thể: 

Đối với học bằng lái xe ô tô hạng B1:

- Số tự động: khoảng 75-77 ngày tương đương 2.5 tháng

- Số sàn: 88-90 ngày tương đương khoảng gần 3 tháng

Bằng lái xe ô tô hạng B2: 92.5 ngày (khoảng hơn 3 tháng) còn Bằng lái xe ô tô hạng C: 140 ngày (khoảng hơn 4.5 tháng) 

Thời gian dự thi bằng lái xe (sát hạch lái xe) giao động từ 1-4 tiếng tùy theo địa điểm và cách thức tổ chức thi xếp hàng đợi thi.

Tóm lại, quá trình thi bằng lái ô tô không chỉ là một thách thức cá nhân về kỹ năng lái xe, mà còn là một hành trình đòi hỏi sự hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ để thi bằng lái đạt kết quả cao và tiết kiệm thời gian, không phải thi lại nhiều lần. 

Mất Giấy phép lái ô tô có được cấp lại không?

Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT mất Giấy phép lái xe có thể được cấp lại, thành phần hồ sơ giấy tờ như sau: 

* Đối với bằng lái xe ô tô bị mất chưa quá hạn sử dụng dưới 03 tháng hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu tại thông tư - phụ lục 19 

  • Hồ sơ gốc (nếu còn lưu giữ) 

  • Giấy khám sức khỏe y tế (bản chính) 

  • Bản sao giấy tờ tùy thân 

Địa điểm: Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải, phải đến trực tiếp để thực hiện các thủ tục chụp hình, xuất trình hồ sơ giấy tờ. Nếu bằng lái xe của công dân không bị thu giữ do vi phạm pháp luật thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cấp lại cho người dân.

*Đối với Giấy phép lái xe ô tô bị mất và quá hạn nhiều hơn 03 tháng, thành phần hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu tại thông tư - phụ lục 19 

  • Hồ sơ gốc ( nếu còn lưu giữ) 

  • Giấy khám sức khỏe y tế (bản chính) 

  • Bản sao giấy tờ tùy thân 

Tuy nhiên, cần lưu ý đối với Giấy phép quá hạn từ 03 - 1 năm thì phải sát hạch lại lý thuyết, còn Giấy phép quá hạn 1 năm thì phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành.

Việc hiểu rõ và chú ý đến những điểm quan trọng nêu trên không chỉ giúp người lái xe tự tin hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho an toàn giao thông và trải nghiệm lái xe tích cực.

Bài viết "Thi Giấy phép lái xe ô tô: 06 vấn đề quan trọng cần lưu ý" đã đi sâu vào những khía cạnh quan trọng, từ đăng ký đến kỳ thi thực hành, nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình này.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X