hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 30/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thi hành án chia thừa kế khi có bản án thế nào?

Thi hành án chia thừa kế theo bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Câu hỏi: Chào Luật sư, chúng tôi vừa thực hiện yêu cầu Tòa án nhân dân chia thừa kế, đã có bản án.

Xin hỏi Luật sư, chúng tôi cần làm gì tiếp theo để thực hiện theo quyết định của Tòa án.

Chào bạn, các công việc cần thực hiện sau khi đã có bản án giải quyết tranh chấp về thừa kế (ví dụ như giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế,..) được gọi là thi hành án chia thừa kế khi đã có bản án.

Cụ thể, được thực hiện như sau:

Thủ tục thi hành án chia thừa kế như thế nào?

Trước hết, trình tự các bước thi hành án chia thừa kế khi đã có bản án của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, không phải mọi bản án, quyết định của tòa án nhân dân đều có thể thực hiện thi hành án mà chỉ có những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Luật thi hành án dân sự).

Cụ thể là:

  • Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm;

  • Hoặc quyết định, bản án của tòa án cấp phúc thẩm;

  • Hoặc quyết định giám đốc thẩm/hoặc tái thẩm của tòa án;

  • …;

Sau khi đã có bản án chia thừa kế có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án (người được nhận tài sản chia thừa kế) có thể thực hiện việc thi hành án theo bản án như sau: Tự tiến hành thi hành án theo quyết định của tòa án trong bản án, yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành án.

Chi tiết các công việc được thực hiện theo từng bước đã nêu trên như sau:

Bước 1: Tự tiến hành thi hành án theo bản án

  • Người được nhận tài sản thừa kế có thể tự mình thực hiện thi hành án/nhận tài sản theo bản án đã có hiệu lực của tòa án;

  • Ví dụ như đăng ký biến động đất đai nếu di sản chia là đất đai, nhận tiền từ người đồng thừa kế khác, đăng ký quyền sở hữu tài sản ô tô, xe máy tại cơ quan công an…;

  • Nếu không thể tự thực hiện vì các lý do khách quan hoặc vì lý do chủ quan là có sự cản trở từ các cá nhân, cơ quan có nghĩa vụ thì có thể thực hiện theo bước 2 dưới đây;

Bước 2: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành án theo bản án

Trường hợp yêu cầu cơ quan thi hành bản án chia thừa kế của tòa án thì người được nhận tài sản thừa kế (người được thi hành án) phải có đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án đã có hiệu lực gửi tới cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Trình tự thực hiện được chúng tôi liệt kê như dưới đây:

  • Người được thi hành án gửi hồ sơ thi hành án tới cơ quan thi hành án có thẩm quyền;

  • Cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận hồ sơ thi hành án;

  • Ra quyết định thi hành án dân sự theo yêu cầu;

  • Xác minh điều kiện thi hành án;

  • Tự nguyện thi hành án;

  • Áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cưỡng chế thi hành án cho từng giai đoạn, phù hợp với từng yêu cầu;

  • Cưỡng chế thi hành án chia thừa kế;

  • Kết thúc thi hành án;

Như vậy, thi hành án chia thừa kế do các bên tự nguyện thực hiện theo nội dung được ghi nhận trong bản án.

Trình tự chia thừa kế khi đã có bản án được áp dụng chung cho các trường hợp chia thừa kế như chia thừa kế đất theo luật thừa kế đất đai của bố mẹ (nhận thừa kế đất từ cha mẹ), chia thừa kế đất từ ông bà nội, ông bà ngoại...

Trường hợp không thể tự mình thực hiện, người được thi hành án/người được nhận di sản thừa kế được yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án theo quy định.

Thủ tục thi hành án chia thừa kếThủ tục thi hành án chia thừa kế

Cơ quan nào thực hiện thi hành án chia thừa kế theo bản án?

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thi hành bản án chia thừa kế đã có hiệu lực pháp luật là cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (chi cục thi hành án dân sự/cục thi hành án dân sự) theo quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Chi tiết thẩm quyền tiến hành thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự được phân định như sau:

Trường hợp thuộc thẩm quyền thực hiện thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (chi cục thi hành án dân sự)

Trường hợp thuộc thẩm quyền thực hiện thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (cục thi hành án dân sự)

  • Bản án cấp sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chi cục thi hành án dân sự có trụ sở;

  • Bản án chia thừa kế cấp phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chi cục thi hành án dân sự có trụ sở;

  • Bản án của tòa án nhân dân cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

  • Bản án cấp sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cục thi hành án dân sự có trụ sở;

  • Bản án của tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cục thi hành án dân sự;

  • Bản án của tòa án nước ngoài được tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

  • Bản án của cục thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

  • Bản án do chi cục thi hành án dân sự cấp huyện thi hành mà cục thi hành án dân sự thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

  • Bản án có đương sự/tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án;

Như vậy, trong trường hợp thông thường, cơ quan có thẩm quyền thi hành án chia thừa kế đối với bản án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành là chi cục thi hành án dân sự nơi Tòa án thực hiện xét xử.

Trường hợp còn lại, thẩm quyền thi hành án thuộc về cục thi hành án dân sự nơi tòa án cấp sơ thẩm thực hiện xét xử.

HieuLuat đã cung cấp, giải đáp cho bạn đọc về vấn đề thi hành án chia thừa kế, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X