hieuluat
Chia sẻ email

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ là bao lâu?

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm sẽ có một khoảng thời gian gọi là thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm, và khoảng thời gian đó được hiểu như thế nào?

 
Câu hỏi: Tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ, sau khi được công ty bảo hiểm giới thiệu thì tôi có ký hợp đồng nhưng vẫn được một khoảng thời gian để cân nhắc tham gia bảo hiểm. Vậy thời gian cân nhắc này tôi có thể sử dụng như thế nào?

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm nhân thọ được quy định là “loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trên thực tế, có thể hiểu bảo hiểm nhân thọ là một loại hình sản phẩm của công ty bảo hiểm, với mục đích bảo vệ tài chính của con người trước những rủi lo liên quan đến tính mạng, sức khỏe.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm sẽ giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với công ty bảo hiểm và đóng những khoản phí theo yêu cầu. Khi có rủi ro xảy ra hoặc đến thời điểm đáo hạn, bên bảo hiểm sẽ chi trả hoặc đền bù số tiền cho khách hàng. Thông thường số tiền bảo hiểm thường rất lớn.

* Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe bao gồm:

- Đối với bảo hiểm nhân thọ: tính mạng, tuổi thọ con người;

- Đối với bảo hiểm sức khỏe: sức khỏe con người.

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm là bao lâu?

Căn cứ Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm được quy định là khoảng thời gian từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm đến 21 ngày sau đó và áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 01 năm.

Đây được xem là thời gian để khách hàng trải nghiệm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và đưa ra quyết định có tiếp tục tham gia bảo hiểm hay không.

Thời gian cân nhắc tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trong khoảng thời gian này, nếu khách hàng từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ.

- Về phía bên mua bảo hiểm: sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng (đã trừ các chi phí nếu có theo thỏa thuận);

- Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: không phải trả tiền bảo hiểm, bồi thường khi khách hàng xảy ra sự kiện rủi ro (sự kiện bảo hiểm).

Lưu ý: Trong thời gian cân nhắc (21 ngày), bên mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời có các quyền sau đây:

- Yêu cầu thay đổi, bổ sung các quyền lợi trong hợp đồng;

- Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm;

- Tăng hoặc giảm mệnh giá trong hợp đồng bảo hiểm.

Mặc dù theo quy định, thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ tính từ ngày khách hàng nhận được hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên hiện nay, một số doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu tính khoảng thời gian này từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Vì vậy, khách hàng phải xem xét hợp đồng và cập nhật thật kỹ thông tin trước khi chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm để tránh ảnh hưởng quyền lợi của bản thân.

Quy định về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

* Về hình thức, bằng chứng giao kết

Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được giao kết dưới hình thức văn bản. Các bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể là: hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, cách hình thức khác theo quy định pháp luật…

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

* Về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác

Theo Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho cái chết của người khác quy định như sau:

- Phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm và lập thành văn bản;

- Hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ người thụ hưởng, số tiền bảo hiểm.

- Các trường hợp không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho cái chết của người khác:

+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người chưa thành niên (trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ, người giám hộ của người đó);

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

* Các quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bên mua bảo hiểm có thể được bảo hiểm đối với những đối tượng sau theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:

- Bản thân cá nhân mua bảo hiểm;

- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của bên mua bảo hiểm;

- Anh, chị, em ruột của bên mua bảo hiểm hoặc người có quan hệ nuôi, cấp dưỡng;

- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm bảo hiểm sức khỏe cho mình;

- Người có quan hệ lao động, hoặc quyền lợi tài chính với bên mua bảo hiểm.

Trên đây là một số thông tin về thế nào thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, các loại bảo hiểm khác theo Luật kinh doanh bảo hiểm, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X