Nhiều người lầm tưởng thời hạn của tài khoản định danh điện tử là vĩnh viễn nhưng sự thật không phải như vậy. Vậy tài khoản định danh được sử dụng trong bao lâu?
Thời hạn của tài khoản định danh điện tử là bao lâu?
Theo Bộ Công an thì tài khoản định danh điện tử có cùng thời hạn với thẻ CCCD gắn chip. Như vậy, có thể thấy, tài khoản định danh điện tử không sử dụng suốt đời mà cũng có thời hạn như thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đều có thời hạn theo từng mốc tuổi.
Có nghĩa, công dân chỉ sử dụng tài khoản định danh điện tử của công dân được sử dụng trong một thời hạn nhất định.
Nói đúng thì, tài khoản định danh điện tử sẽ hết hạn khi Căn cước công dân gắn chip hết thời hạn sử dụng. Sau khi làm lại thẻ CCCD gắn chip mới, tài khoản định danh điện tử sẽ được gia hạn để sử dụng.
Về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải thực hiện thủ tục đổi thẻ CCCD.
Nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, hạn sử dụng của tài khoản định danh điện tử phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Khi công dân đến các mốc độ tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì cả tài khoản định danh điện tử lẫn căn cước công dân đều hết hạn.
Nếu người dân đi làm thẻ căn cước công dân mới trong 2 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì cả thẻ căn cước và tài khoản định danh điện tử làm ở thời điểm đó sẽ tiếp tục có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Nhiều người băn khoăn thời hạn của tài khoản định danh điện tử là bao lâu?
Cụ thể:
Tài khoản định danh điện tử, CCCD gắn chip được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi.
Tài khoản định danh điện tử, CCCD gắn chip được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.
Tài khoản định danh điện tử, CCCD gắn chip được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi.
Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó qua đời (trừ các trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng, hoặc công dân có yêu cầu đổi).
Ví dụ, nếu bạn làm thẻ Căn cước công dân năm 38 tuổi thì cả tài khoản định danh và thẻ CCCD gắn chip của bạn sẽ được sử dụng ở mốc đổi thẻ là 60 tuổi, tức năm 40 tuổi bạn không cần làm thủ tục đổi CCCD gắn chip thêm một lần nữa.
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Tài khoản định danh điện tử giúp công dân có thể thực hiện nhiều dịch vụ công, các giao dịch tài chính. Với tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2, công dân sẽ được hưởng nhiều tiện tích hơn. |
Cần khai báo thông tin gì khi đăng ký tài khoản định danh điện tử?
Theo khoản 4 Điều 6 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg, khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử các thông tin cần khai báo trên thiết bị điện tử gồm:
Thứ nhất là số định danh cá nhân; số hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (với người nước ngoài);
Thứ hai là họ, tên đệm và tên của chủ tài khoản
Thứ ba là ngày, tháng, năm sinh;
Thứ tư là giới tính;
Thứ năm là Quốc tịch (đối với người nước ngoài);
Thứ sáu là số điện thoại, email;
Nếu đăng ký cho người chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì kê khai thêm các thông tin sau của người này, gồm:
Số định danh cá nhân; số hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (với người nước ngoài); Họ, tên đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch (đối với người nước ngoài);
Trên đây là thông tin giải đáp về thời hạn của tài khoản định danh điện tử. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.