hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 01/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai là bao lâu?

Thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai là bao lâu theo quy định hiện hành? Căn cứ kháng nghị là gì?

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình tôi đã thực hiện giải quyết theo bản án sơ thẩm, phúc thẩm.

Nhưng như nội dung của bản án phúc thẩm, quyền lợi của gia đình tôi vẫn chưa được đảm bảo.

Tôi có nghe nói có thể thực hiện giám đốc thẩm lại bản án của tôi.

Xin hỏi Luật sư, thời hạn thực hiện giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai là bao lâu?

Căn cứ kháng nghị là gì theo quy định hiện hành?

Chào bạn, với câu hỏi của bạn về thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai, mẫu đơn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án tranh chấp đất đai như thế nào, chúng tôi giải đáp như sau:

Thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai là bao lâu?

Trước hết, giám đốc thẩm vụ án dân sự không là thủ tục xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án/quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Vụ án tranh chấp đất đai cũng là vụ án dân sự, do vậy, cũng tuân thủ quy định về thời hạn thực hiện giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 327 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Thời hạn để đương sự của vụ án dân sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) thực hiện đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm tới người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: 01 năm, kể từ ngày bản án/quyết định có hiệu lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án/quyết định;

  • Thời hạn Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi thông báo tới người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật: Không quy định thời hạn;

  • Thời hạn Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật: Không quy định thời hạn;

Điều này cũng có nghĩa rằng, đương sự khi phát hiện bản án/quyết định của tòa án đã có hiệu lực mà vi phạm pháp luật thì bị áp dụng thời hiệu để thực hiện quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tiến hành kháng nghị.

Những cơ quan, cá nhân khác được Điều luật liệt kê không bị áp dụng thời hiệu thông báo/đề nghị người có thẩm quyền thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nói cách khác, pháp luật không quy định về thời hạn được quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai.

Như vậy, pháp luật không quy định thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai.

Theo quy định, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, vụ án tranh chấp đất đai được thực hiện nếu người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành kháng nghị theo căn cứ pháp luật.

Xem tiếp: Mẫu thông báo sửa đổi bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm 2023

Thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đaiThời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai

Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, có 3 căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án/quyết định tranh chấp đất đai là:

Một là, kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm đương sự không thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình và hậu quả là quyền, lợi ích hợp pháp không được bảo vệ theo luật định

Ba là, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, hậu quả khiến bản án, quyết định không đúng, làm thiệt hại quyền lợi hợp pháp của đương sự, xâm phạm tới lợi ích công cộng/Nhà nước/hoặc quyền lợi của người thứ ba

Đối chiếu với trường hợp của bạn, để được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bạn cần lập văn bản nêu rõ phần vi phạm của bản án, gửi tới người có thẩm quyền thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để được giải quyết.

Kèm theo văn bản/đơn đề nghị giám đốc thẩm, bạn cần phải có bản án, tài liệu chứng minh việc kháng nghị là có căn cứ.

Lưu ý rằng, người có thẩm quyền kháng nghị thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai đã có hiệu lực nếu đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có một trong số 3 căn cứ theo luật định mà chúng tôi đã trình bày ở trên;

  • đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự của đương sự có nội dung theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

  • Hoặc thông báo, kiến nghị của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức khác, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án;

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai đối với người có thẩm quyền thực hiện kháng nghị.

Khi thực hiện kháng nghị, người có thẩm quyền cần phải có căn cứ theo luật định và có kèm hồ sơ, tài liệu để chứng minh việc kháng nghị là có căn cứ.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề thời hạn giám đốc thẩm bản án tranh chấp đất đai, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X