Việc tiến hành giám định vết thương sau khi bị đánh có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự. Bài viết sau đây sẽ đi sâu phân tích các quy định liên quan đến việc giám định thương tích.
Trường hợp nào bắt buộc phải tiến hành giám định?
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định các trường hợp phải trưng cầu giám định bao gồm:
“1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”
Theo quy định trên, do bạn bị anh A gây thương tích nên thuộc trường hợp phải tiến hành trưng cầu giám định thương tích.
Thời hạn xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu? (Ảnh minh họa)
Ai có quyền yêu cầu giám định thương tích sau khi bị đánh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 205; Điều 206 và khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc yêu cầu giám định được quy định như sau:
- Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định;
- Đối với các trường hợp còn lại, đương sự hoặc người đại diện của đương sự phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
Áp dụng đối với trường hợp của bạn, bạn bị anh A dùng dao đâm vào bụng thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Do đó, trong trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định mà không cần bạn phải làm đơn yêu cầu.
Thủ tục xin giám định vết thương sau khi bị đánh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thủ tục giám định vết thương sau khi bị đánh được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.”
Bước 2: Cơ quan trưng cầu giám định thực hiện các công việc sau:
- Tiến hành giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định đến tổ chức, cá nhân thực hiện giám định;
- Gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Thời gian thực hiện: Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm ra quyết định trưng cầu giám định.
Thời hạn giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giám định được quy định như sau:
Đối với trường hợp giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lưc trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thực, khả năng khai báo đúng đắn về tình tiết vụ án: Không quá 3 tháng;
Đối với trường hợp giám định nguyên nhân chết người; mức độ ô nhiễm môi trường: Không quá 1 tháng;
Đối với trường hợp giám định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại; tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu cháy nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ: Không quá 9 ngày.
Trên đây là Thời hạn xin giám định vết thương. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.