Cấp chỉ huy thấp nhất hiện nay của Dân quân tự vệ là Thôn đội trưởng. Thôn đội trưởng được tuyển chọn như thế nào, được hưởng chế độ, chính sách gì?
Thôn đội trưởng là gì? Tiêu chuẩn tuyển chọn thôn đội trưởng?
Thôn đội trưởng là gì?
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thôn đội trưởng là một trong các chức vụ thuộc hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ. Cụ thể, thôn đội trưởng là người chỉ huy đội dân quân tự vệ ở thôn, ấp, tổ dân phố, khu phố, bản, làng,... (gọi chung là thôn).
Theo Điều 18 Luật Dân quân tự vệ 2019, hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ hiện nay được quy định như sau:
|
Nhiệm vụ của thôn đội trưởng là tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng ở thôn. Đồng thời có quyền chỉ huy, quản lý trực tiếp dân quân thuộc thẩm quyền của mình quản lý, phối hợp cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho người có công với cách mạng hoặc chính sách hậu phương quân đội.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể tiêu chuẩn chọn thôn đội trưởng. Tuy nhiên, thông thường thôn đội trưởng được chọn tại cái địa phương đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
- Tuổi trong khoảng trên dưới từ 25 đến 45 tuổi;
- Là đảng viên;
- Có năng lực;
- Có trách nhiệm…
Thôn đội trưởng được hưởng chế độ chính sách gì?
Căn cứ Nghị định 72/2020/NĐ-CP, thôn đội trưởng được hưởng các chế độ, chính sách sau:
- Phụ cấp chức vụ Chỉ huy dân quân tự vệ (cụ thể thôn đội trưởng);
- Phụ cấp hàng tháng;
- Được cấp phát trang phục dân quân tự vệ theo chế độ quy định tại Mục II Phụ lục II Nghị định 72/2020/NĐ-CP.
Phụ cấp thôn đội trưởng là bao nhiêu?
Phụ cấp chức vụ
Phụ cấp chức vụ thôn đội trưởng được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, theo đó:
- Thôn đội trưởng được hưởng mức trợ cấp chức vụ là 178.800 đồng;
- Kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ: hưởng thêm 29.800 đồng;
- Kiêm nghiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ: hưởng thêm 35.760 đồng;
Nếu thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ: được hưởng thêm 29.800 đồng;
Phụ cấp hàng tháng
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với thôn đội trưởng như sau:
Mức phụ cấp hàng tháng của thôn đội trưởng do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định.
Lưu ý: Mức phụ cấp hàng tháng không được thấp hơn 745.000 đồng.
Quy trình bổ nhiệm Thôn đội trưởng hiện nay
Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản cụ thể về quy trình, hình thức bổ nhiệm thôn đội trưởng tại địa phương. Điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 chỉ quy định các chức danh Thôn đội trưởng, Khẩu đội trưởng, Thuyền trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng Dân quân tự vệ sẽ do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm.
Tuy nhiên, quy trình bổ nhiệm chức vụ trong các tổ chức, đơn vị thường thực hiện qua các bước cơ bản sau:
- Xin chủ trương bổ nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng;
- Xác định tiêu chí cụ thể đối với Thôn đội trưởng tại địa phương;
- Trên cơ sở các tiêu chí đặt ra, tiến hành giới thiệu nhân sự cho chức vụ Thôn đội trưởng;
- Tiến hành thảo luận, lấy ý kiến về nhân sự;
- Biểu quyết, quyết định bổ nghiệm nhân sự vào chức vụ Thôn đội trưởng.
Lưu ý: Tùy vào tính chất, văn hóa từng địa phương, việc bổ nhiệm Thôn đội trưởng có thể thay đổi so với tình hình thực tế.
Trên đây là một số thông tin về các chế độ, chính sách dành cho thôn đội trưởng và quy trình bổ nhiệm thôn đội trưởng theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến các chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ, quy định liên quan đến dân quân tự vệ, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.