hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn được không? Phụ cấp kiêm nhiệm là bao nhiêu?

Thôn đội trưởng có được kiêm chức danh công an viên thôn không? Phụ cấp kiêm nhiệm là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn được không?
  • Phụ cấp của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn là bao nhiêu?
  • Phụ cấp chức danh thôn đội trưởng
  • Phụ cấp chức danh công an viên thôn
  • Phụ cấp kiêm nhiệm
Câu hỏi: Tôi vừa được bố trí kiêm nhiệm hai chức danh là công an viên và thôn đội trưởng. Cho tôi hỏi mức phụ cấp tôi được hưởng trong trường hợp này là bao nhiêu?

Thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn được không?

Thôn đội trưởng có được kiêm công an viên thôn không?

Thôn đội trưởng có được kiêm công an viên thôn không?

Thôn đội trưởng là chức vụ chỉ huy trong dân quân tự vệ ở thôn, còn công an viên là một bộ phận của công an xã nhưng không giữ các chức danh là trưởng công an xã hay phó trưởng công an xã. Vậy thôn đội trưởng có được kiêm công an viên thôn hay không?

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh có nhiệm vụ

“Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ”. 

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng và trình kế hoạch về nhân sự lên cho Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt. 

Có thể thấy, việc quyết định số lượng, chức danh hoặc việc kiêm nhiệm của người trực tiếp tham gia vào công việc của tổ dân phố như thôn đội trưởng, công an viên thôn là tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của từng địa phương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh của địa phương đó và do Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch rồi trình lên.

Lấy ví dụ như khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 232/2019/NQ-HĐND tỉnh Thanh Hóa có quy định người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố có 04 chức danh gồm: (i) Thôn, tổ đội trưởng; (ii) Công an viên (ở thôn), tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố; (iii) Tổ viên tổ bảo vệ an ninh trật tự (ở thôn), Tổ viên tổ bảo vệ dân phố (ở tổ dân phố); (iv) Nhân viên y tế (ở thôn đặc biệt khó khăn). 

Và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có 03 chức danh là: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn, tổ dân phố và trưởng Ban công tác Mặt trận. Đối với 7 chức danh này thì số lượng người đảm nhiệm không quá 3 người, cho nên việc một người đảm nhiệm 2 chức danh là điều tất yếu và thường là thôn đội trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn chức danh công an viên thôn vì hai chức danh này có nhiều điểm tương đồng, có thể hỗ trợ nhau.

Từ những điều trên, có thể thấy thôn đội trưởng được quyền kiêm nhiệm chức danh công an viên thôn và việc này kiêm nhiệm này tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định.

Phụ cấp của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn là bao nhiêu?

Mức phụ cấp cụ thể của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn ở từng địa phương là khác nhau vì nó phụ thuộc vào tình hình kinh tế, kinh phí ngân sách của từng địa phương. 

Dưới đây là mức phụ cấp tối thiểu của mỗi chức danh theo quy định pháp luật hiện hành.

Phụ cấp của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn là bao nhiêu?

Phụ cấp của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn là bao nhiêu?

Phụ cấp chức danh thôn đội trưởng

Thôn đội được hưởng hai mức phụ cấp là phụ cấp chức vụ và phụ cấp hằng tháng. Theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định 72/2020/NĐ-CP thì phụ cấp chức vụ của thôn đội trưởng là 178.800 đồng, nếu kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng thì được hưởng thêm 29.800 đồng hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ, trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng. 

Còn mức phụ hàng tháng của thôn đội trưởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn 745.000 đồng.

Phụ cấp chức danh công an viên thôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP thì công an viên thôn được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. 

Đối chiếu với quy định của Chính phủ thì mức phụ cấp mà công an viên thôn được hưởng là mức phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo mức khoán quỹ phụ cấp chi trả hàng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

  • Đơn vị hành chính cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 21 lần mức lương cơ sở.

  • Đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18 lần mức lương cơ sở.

  • Đơn vị hành chính cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 15 lần mức lương cơ sở.

Trong đó, mức phụ cấp này đã bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng/tháng. 

Đặc biệt, mức phụ cấp của công an viên thôn phải bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo.

Phụ cấp kiêm nhiệm

Đối với cá nhân kiêm nhiệm hai chức danh thôn đội trưởng và công an viên thì mức phụ cấp kiêm nhiệm không được quy định cụ thể mà phụ thuộc vào ngân sách Trung ương khoán cho mỗi mỗi thôn và nguồn kinh phí ngân sách tiền lương của địa phương được Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt.

Chế độ, chính sách của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn

Chế độ, chính sách của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn

Chế độ, chính sách của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chung về chế độ, chính sách của thôn đội trưởng kiêm công an viên thôn mà phụ thuộc vào điều kiện từng địa phương và dựa trên chế độ, chính sách mà mỗi chức danh được hưởng như sau:

Thứ nhất, chế độ, chính sách của thôn đội trưởng được quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 72/2020/NĐ-CP là:

  • Thôn đội trưởng khi làm nhiệm vụ được hưởng các chế độ:

  • Mức trợ cấp ngày công lao động, mức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng, trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng;

  • Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

  • Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

  • Thôn đội trưởng ốm đau khi làm nhiệm vụ được hưởng các chế độ sau:

  • Trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ;

  • Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;

  • Trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật;

  • Nếu thực hiện biện pháp triệt sản (đối với nam), thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai (đối với nữ), dân quân nam có vợ sinh con được nghỉ thực hiện nhiệm vụ; thời gian được nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, chế độ, chính sách của công an viên được quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP gồm:

  • Được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

  • Được thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.

  • Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; 

  • Công an viên khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.

  • Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. 

  • Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.

  • Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

  • Công an viên trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 

  • Công an viên trong thời gian công tác nếu ốm đau được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được xem xét hỗ trợ tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến thôn đội kiêm nhiệm công an viên thôn mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

 
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X