hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 13/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng?

Thu hồi đất rừng đặc dụng được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng theo quy định hiện hành? Cùng HieuLuat giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến việc thu hồi đất rừng đặc dụng mong được giải đáp như sau:

Việc thu hồi đất rừng đặc dụng mà gia đình tôi được Nhà nước giao sẽ do cơ quan nào thực hiện?

Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền thu hồi không?

Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng hiện nay được tiến hành theo các bước như thế nào?

Chào bạn, một số vấn đề pháp lý liên quan đến đất rừng đặc dụng được nhiều người quan tâm như:

  • Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất rừng đặc dụng thông qua hình thức nào?

  • Đất rừng đặc dụng là loại đất có bị thu hồi không? Ai có quyền quyết định thu hồi?

  • Thu hồi đất rừng đặc dụng có gì khác so với các loại đất khác?

HieuLuat xin  giải đáp phần nào những vướng mắc của độc giả xoay quanh nội dung sử dụng đất rừng đặc dụng như sau:

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng?

Đất rừng đặc dụng là loại đất đặc biệt, theo Điều 137 Luật Đất đai, người sử dụng đất rừng đặc dụng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng loại đất này theo một trong những hình thức sau đây:

  • Được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại những khu vực chưa có tổ chức quản lý rừng (được cấp sổ hồng);

  • Được giao khoán đất rừng phòng hộ nếu tại khu vực sử dụng đất đã có tổ chức quản lý rừng phòng hộ theo quy định (không được cấp sổ hồng, chỉ được ký hợp đồng giao khoán);

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Cụ thể việc phân định thẩm quyền thu hồi đất như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 

  • Thu hồi đất rừng phòng hộ nếu các đối tượng bị thu hồi thuộc thẩm quyền thu hồi của cả hai cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

  • Người sử dụng đất (người được cấp sổ hồng/sổ đỏ) là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  • Thu hồi đất của người sử dụng là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;

  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụngThẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng

Ủy ban nhân dân cấp huyện:

  • Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

  • Thu hồi đất do cộng đồng dân cư sử dụng;

  • Các trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;

Từ căn cứ trên, suy ra, thông thường, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thể là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nếu như hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất giao khoán từ tổ chức quản lý rừng hoặc có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của cả hai cấp;


Thủ tục thu hồi đất rừng đặc dụng như thế nào?

Thực tế, thường có 2 trường hợp Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng đặc dụng gồm:

  • Thu hồi đất để thực hiện mục đích quốc phòng, an ninh/hoặc để phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia, công cộng;

  • Hoặc thu hồi đất vì vi phạm pháp luật đất đai;

Trình tự thu hồi của hai trường hợp này được chúng tôi trình bày chi tiết như dưới đây:

Thứ nhất, thủ tục Nhà nước thu hồi đất rừng đặc dụng vì mục đích quốc phòng an ninh, hoặc để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng được thực hiện theo trình tự tại Điều 69 Luật Đất đai 2013.

Cụ thể, việc thu hồi được tiến hành thông qua các bước:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Bước 2: Tiến hành kiểm đếm/đo đạc đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi

Bước 3: Lập và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Bước 4: Quyết định thu hồi và phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư

Bước 5: Thực hiện thu hồi đất và bồi thường theo phương án đã được phê duyệt

Thủ tục thu hồi đất rừng đặc dụngThủ tục thu hồi đất rừng đặc dụng

Thứ hai, trong trường hợp việc thu hồi đất rừng đặc dụng vì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai được thực hiện theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính/hoặc biên bản xác định hành vi vi phạm

  • Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất (nếu đã hết thời hiệu xử phạt);

  • Nếu hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng đất rừng phòng hộ không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì lập biên bản xác định hành vi vi phạm và phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất làm chứng;

  • Cơ quan tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra, xác định vi phạm;

  • Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra lập biên bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo việc thu hồi đất;

Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh trên thực địa (nếu cần) và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện các công việc

  • Thông báo về việc thu hồi đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng đặc dụng;

  • Chỉ đạo việc xử lý tài sản gắn liền với đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có);

  • Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

Bước 4: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành công việc chuyên môn

  • Tổ chức chỉ đạo cơ quan chuyên môn của mình tiến hành cập nhật, chỉnh lý thông tin về đất đai trong cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;

  • Thực hiện thu hồi giấy chứng nhận/hoặc thông báo sổ hồng không còn giá trị pháp lý nếu người sử dụng không chấp hành việc thu hồi sổ hồng;

Như vậy, trình tự thu hồi đất rừng đặc dụng trong hai trường hợp thường gặp: Vì lý do an ninh quốc phòng hoặc để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng/hoặc vì lý do vi phạm pháp luật đất đai được chúng tôi trình bày ở trên.

Từ quy định pháp luật, tùy từng trường hợp, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất theo trình tự, các bước khác nhau.

Trên đây là giải đáp về vấn đề thu hồi đất rừng đặc dụng, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X