hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 23/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thu hồi đất rừng sản xuất được bồi thường thế nào?

Thu hồi đất rừng sản xuất được bồi thường những khoản nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi? Cùng HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình chúng tôi đang sử dụng phần diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng.

Nay, Nhà nước có kế hoạch thu hồi đất để làm khu quân sự.

Xin hỏi Luật sư, khi bị thu hồi, chúng tôi được đền bù như thế nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của chúng tôi?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề thẩm quyền thu hồi và các khoản đền bù khi thu hồi đất rừng sản xuất, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Thu hồi đất rừng sản xuất được bồi thường những khoản nào?

Trước hết, pháp luật đất đai quy định đất rừng sản xuất có thể là rừng trồng hoặc là rừng tự nhiên.

Các khoản bồi thường được áp dụng đối với người có đất rừng sản xuất bị thu hồi cũng tương tự như đối với các trường hợp thu hồi đất khác như:

  • Bồi thường về đất;

  • Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại;

  • Bồi thường về cây trồng trên đất;

  • Bồi thường về tài sản cố định (nếu có) trên đất;

  • Bồi thường về vật nuôi gắn liền với đất (nếu có);

Cụ thể, các khoản bồi thường là gì còn phụ thuộc vào hình thức sử dụng đất rừng sản xuất của từng đối tượng.

Chi tiết như sau:

Căn cứ Điều 135 Luật Đất đai 2013, khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, việc sử dụng đất rừng là rừng trồng hoặc rừng sản xuất có các hình thức sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực có đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được Nhà nước giao đất nếu tại đây chưa có tổ chức quản lý rừng;

  • Hộ gia đình, cá nhân được giao khoán sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ tổ chức quản lý rừng theo quy định;

  • Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp/hoặc để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

Từ căn cứ trên, suy ra, tùy thuộc vào hình thức sử dụng đất rừng sản xuất là gì để quyết định các khoản bồi thường mà người có đất rừng bị thu hồi được đền bù.

Hay, các khoản bồi thường đối với từng trường hợp như sau:

Hình thức sử dụng

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng

Hộ gia đình, cá nhân được nhận giao khoán đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Các khoản bồi thường có thể được nhận

  • Bồi thường về đất có cùng mục đích sử dụng đất;

  • Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại;

  • Bồi thường về cây trồng trên đất;

  • Bồi thường về vật nuôi, tài sản trên đất được tạo dựng hợp pháp và bị thiệt hại khi bị thu hồi;

  • Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại;

  • Bồi thường về cây trồng trên đất;

  • Bồi thường về vật nuôi, tài sản trên đất được tạo dựng hợp pháp và bị thiệt hại khi bị thu hồi;

Như vậy, khi thu hồi đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc là rừng trồng, người sử dụng đất có thể nhận được các khoản bồi thường khác nhau.

Việc bồi thường được thực hiện theo đúng nguyên tắc của pháp luật đất đai như bồi thường về đất khi người sử dụng có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ, bồi thường về thiệt hại tài sản/cây trồng/vật nuôi trên đất nếu có thiệt hại khi thu hồi…

Các khoản bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất 2023Các khoản bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất 2023


Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất là của cơ quan nào?

Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Tuy nhiên, thẩm quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất nếu:

  • Việc thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;

  • Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất không ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Cụ thể việc phân cấp thẩm quyền như sau:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Từ quy định trên, có thể thấy, thông thường Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất mà gia đình bạn đang sử dụng.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin về thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp của gia đình bạn tại thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất có thể là của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc phân cấp thẩm quyền thu hồi cần căn cứ dự án thực hiện, đối tượng có đất bị thu hồi, loại đất bị thu hồi.

Do chưa nhận được đầy đủ thông tin nên chúng tôi chưa có kết luận chính xác nhất cho trường hợp của bạn được. Đối chiếu với những thông tin giải đáp của chúng tôi, bạn lựa chọn đáp án phù hợp.

Trên đây là giải đáp về thu hồi đất rừng sản xuất, nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X