hieuluat
Chia sẻ email

Trình tự thu hồi đất ruộng để đấu giá thế nào?

Thu hồi đất ruộng để đấu giá được thực hiện theo các bước nào? Nếu người có đất ruộng bị thu hồi không tự nguyện chấp hành thì có bị cưỡng chế thi hành không? Cùng giải đáp trong bài viết sau đây.

 

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gia đình tôi có thửa đất ruộng đã được cấp sổ đỏ cách đây khá lâu.

Nay có thông báo của cơ quan Nhà nước về việc thu hồi đất ruộng để thực hiện dự án.

Theo thông tin tôi được biết, cơ quan Nhà nước sau khi thu hồi sẽ bán đấu giá diện tích đất này với giá cao hơn rất nhiều so với giá mà tôi được nhận đền bù.

Tôi không rõ trình tự, thủ tục để thu hồi đất ruộng của tôi được thực hiện ra sao?

Nếu tôi không tự nguyện thu hồi đất ruộng thì có bị cưỡng chế không?

Chào bạn, với những vướng mắc liên quan đến việc thu hồi đất ruộng để đấu giá mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thủ tục thu hồi đất ruộng để đấu giá thế nào?

Việc Nhà nước thu hồi đất ruộng được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản khác có liên quan.

Các bước này bao gồm: Thông báo thu hồi, đo đạc/kiểm kê, kiểm đếm đất đai, lập/thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, phê duyệt và thi hành phương án.

Cụ thể, các bước thu hồi đất ruộng của hộ gia đình, cá nhân được tiến hành như sau:

Bước 1: Ban hành thông báo thu hồi đất

  • Thông báo thu hồi đất phải được cơ quan có thẩm quyền gửi tới người có đất bị thu hồi trước ít nhất 90 ngày, kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất;

  • Thông báo này cũng phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi/và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;

Bước 2: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm kê, kiểm đếm, đo đạc đất thu hồi

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi thực hiện kiểm kê, kiểm đếm, đo đạc, khảo sát phần đất bị thu hồi;

  • Kết quả của việc đo đạc, kiểm kê, kiểm đếm là để xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

  • Người có đất bị thu hồi nếu không chấp hành việc kiểm kê, kiểm đếm thì bị cưỡng chế thực hiện;

Bước 3: Lập và thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư

  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ kết quả đo đạc, kiểm đếm từ bước 2;

  • Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

  • Việc họp lấy ý kiến được tổ chức bằng hình thức trực tiếp;

  • Thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư bởi cơ quan có thẩm quyền;

Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện/hoặc cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư;

  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện quyết định thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được phê duyệt;

Đây là quy trình cơ bản Nhà nước thu hồi đất ruộng của hộ gia đình, cá nhân.

Nhà nước bán đấu giá đất/quyền sử dụng đất là một trong những hình thức để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư theo mục đích thu hồi đất (ví dụ như theo Điều 62 Luật Đất đai).

Đấu giá trong trường hợp này thường là đấu giá theo phương thức trả giá lên. Do vậy, giá trúng đấu giá thường sẽ cao hơn so với giá đền bù bồi thường.

Kết luận: Thủ tục thu hồi đất ruộng để đấu giá được thực hiện theo trình tự các bước mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Thủ tục thu hồi đất ruộng để đấu giá mới nhất 2023Thủ tục thu hồi đất ruộng để đấu giá mới nhất 2023


Không tự nguyện thu hồi đất ruộng, bị cưỡng chế không?

Căn cứ Điều 71 Luật Đất đai 2013, người có đất bị thu hồi nếu không tự nguyện thực hiện theo quyết định thu hồi đất thì bị cưỡng chế thực hiện.

Người có đất bị thu hồi bị cưỡng chế thu hồi đất nếu thỏa mãn các điều kiện:

  • Người có đất bị thu hồi không tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi đã được các cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục;

  • Đã có quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế này đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

  • Quyết định cưỡng chế này đã có hiệu lực thi hành;

  • Người không tự nguyện thực hiện thu hồi đất đã nhận được quyết định cưỡng chế/hoặc trong trường hợp họ từ chối nhận quyết định, vắng mặt khi giao quyết định thì được Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc vắng mặt/từ chối này;

Như vậy, khi thu hồi đất ruộng để đấu giá mà người có đất không tự nguyện thực hiện theo quyết định thu hồi thì bị cưỡng chế thực hiện khi có đủ căn cứ luật định.

Do đó, bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ trường hợp của mình để có phương án xử lý phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về quyền lợi pháp lý.

Trên đây giải đáp về thu hồi đất ruộng để đấu giá, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X