Thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không theo quy định hiện hành? Yêu cầu xử lý hình sự bằng cách nào? Cùng chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết sau.
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi có xử lý hình sự đối với việc thu hồi đất sai quy định không? Nếu bị xử lý hình sự thì đó là loại tội gì?
Người bị thiệt hại do hành vi thu hồi sai quy định phải làm gì để đề nghị xử lý hình sự thu hồi đất?
Chào bạn, chính quyền địa phương thực hiện thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không, làm gì để kiến nghị xử lý là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau:
Thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không?
Trước hết, thu hồi đất sai quy định có thể được hiểu là một trong số những trường hợp sau đây:
Thu hồi đất sai thẩm quyền;
Thu hồi đất sai trình tự, thủ tục;
Thực hiện bồi thường về đất, tài sản trên đất không đúng giá, không đúng diện tích, không đúng loại đất…;
Không thực hiện bồi thường về đất, hoặc không thực hiện hỗ trợ tái định cư mà người sử dụng đất có đất bị thu hồi được nhận;
Thu hồi đất sai diện tích, sai vị trí hoặc sai đối tượng…;
Chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư…;
Các trường hợp khác;
Từ phân tích trên, căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự 2015, việc thu hồi đất sai quy định có thể bị xử lý hình sự với tội danh là:
Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230);
Hoặc Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229);
Thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không?
Cụ thể:
Điều 229 Bộ luật Hình sự | Điều 230 Bộ luật Hình sự |
|
|
Đây là hai tội phạm thuộc “Mục 3. Tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” thuộc nhóm các Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Chương XVIII của Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thu hồi đất sai quy định của chính quyền địa phương đều bị xử lý hình sự, mà chỉ những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm thì mới bị xử lý.
Trong đó, 4 yếu tố cấu thành tội phạm của các loại tội phạm gồm:
Khách thể: Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm, trong trường hợp này tội phạm xâm phạm đến chính sách quản lý đất đai, đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sử dụng đất có đất bị thu hồi;
Chủ thể của tội phạm:
Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định;
Và là người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện thu hồi đất, đền bù, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
Ví dụ: Cán bộ địa chính xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư..;
Mặt khách quan của tội phạm:
Thực hiện các hành vi được mô tả tại Điều 229, Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015;
Hậu quả, thiệt hại:
Sự liên hệ giữa hành vi và hậu quả của người phạm tội, có mối quan hệ nhân quả và có hậu quả thiệt hại thực tế diễn ra như mô tả tại điều luật;
Yếu tố hậu quả/gây thiệt hại là yếu tố bắt buộc để xác định cấu thành tội phạm (tội phạm có cấu thành vật chất);
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của tội phạm: Lỗi cố ý;
Động cơ, mục đích của tội phạm: Có thể là vụ lợi, động cơ cá nhân,...;
Chủ thể tội phạm vi phạm trong quản lý đất đai là người có quyền hạn, chức vụ
Có thể thấy, hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội phạm quy định tại Điều 229 (Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai) Bộ luật Hình sự là phạt tù, mức phạt từ 5- 12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có thời hạn từ 1 - 5 năm.
Đối với tội phạm quy định tại Điều 230 Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hình phạt cao nhất được áp dụng là tù có thời hạn từ 10 - 20 năm (cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 229 do mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội là cao hơn).
Người phạm tội cũng có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc trong thời hạn 1 - 5 năm, hoặc bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản.
Lưu ý: Tội phạm quy định tại Điều 230 thực hiện trong khi thực hiện bồi thường (bồi thường về đất, tài sản hoặc sản xuất kinh doanh) hoặc khi thực hiện hỗ trợ (hỗ trợ ổn định sản xuất,...) hoặc tiến hành tái định cư (quyết định suất tái định cư,...).
Như vậy, với câu hỏi thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không, căn cứ quy định pháp luật hình sự, chúng tôi giải đáp như sau:
Có thể bị xử lý hình sự với tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229) hoặc tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 330) tùy thuộc từng trường hợp phạm tội;
Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về trường hợp thu hồi đất sai quy định của chính quyền địa phương nên chúng tôi chưa có kết luận cuối cùng cho trường hợp của bạn;
Đề nghị xử lý hình sự thu hồi đất sai quy định bằng cách nào?
Việc đề nghị xử lý hình sự về hành vi thu hồi đất sai quy định có thể thực hiện bằng một trong số sau đây:
Trực tiếp tố giác, đề nghị xử lý tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết;
Gửi thông tin/đơn tố giác qua đường bưu điện;
Gửi đơn tố giác trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc;
Lưu ý: Kèm theo đơn tố giác/đơn kiến nghị khởi tố/hoặc đơn đề nghị điều tra vụ việc,... người đề nghị còn cần chuẩn bị giấy tờ, tài liệu, chứng cứ khác… chứng minh hành vi phạm tội của chính quyền địa phương trong quá trình thu hồi đất.
Các phương thức tố giác tội phạm
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác, kiến nghị khởi tố, tin báo về tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC gồm:
Cơ quan điều tra;
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Điều 35 Bộ luật tố tụng Hình sự: Ví dụ như cơ quan của Bộ đội biên phòng, cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt đọng điều tra…;
Viện kiểm sát các cấp;
Công an cấp xã, Đồn công an, Trạm công an, Tòa án các cấp, Cơ quan báo chí và các cơ quan tổ chức khác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
Sau khi tiếp nhận, tố giác, tin báo về tội phạm được các cơ quan sau đây có thẩm quyền giải quyết (khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC):
Cơ quan điều tra, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Đội An ninh Công an cấp huyện;
Viện Kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nếu phát hiện Cơ quan điều ra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong kiểm tra, xác minh tố giác hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện Kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận, thụ lý tố giác nhưng không được khắc phục;
Như vậy, thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không là câu hỏi có đáp án là: Có thể bị khởi tố hình sự.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa phát hiện hoặc không phát hiện được hành vi phạm tội của người phạm tội thì bạn có thể thực hiện tố giác, kiến nghị khởi tố… tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận khởi tố bằng một trong những cách thức chúng tôi đã nêu trên.
Trên đây là giải đáp về thu hồi đất sai quy định có bị xử lý hình sự không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.