Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có được đền bù, bồi thường không? Căn cứ thực hiện thu hồi là gì? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.
Câu hỏi: Chào Luật sư, cha mẹ tôi có sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu Nhà nước.
Gần đây, công ty quản lý nhà có thông báo với chúng tôi về việc sẽ tiến hành thu hồi nhà ở này.
Trong quá trình sử dụng, cha mẹ tôi có đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo khá nhiều để nhà không bị xuống cấp.
Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cụ thể.
Chào bạn, vướng mắc về việc đền bù, bồi thường khi thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được chúng tôi giải đáp như sau:
Được đền bù khi thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không?
Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định khi thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, người thuê không được bồi thường đối với phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, phần diện tích cơi nới trái phép.
Tuy nhiên, người thuê được bồi thường đối với những khoản sau đây:
Chi phí tự cải tạo, sửa chữa nhà ở được thuê;
Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà quy định;
Đối chiếu với trường hợp của bạn, khi cha mẹ bạn bị thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì được đền bù bồi thường chi phí sửa chữa, cải tạo nhà theo quy định của cấp tỉnh nơi có nhà ở.
Thường thì giá tiền được đền bù bồi thường tính theo đơn giá xây dựng mới đối với từng hạng mục được nâng cấp, sửa chữa (ví dụ như tại Hà Nội…), hoặc tại Đà Nẵng, tùy thuộc sự sửa chữa, cải tạo mà được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được đền bù 100% theo giá quy định, nếu không được chấp thuận thì được đền bù 80%.
Ngoài mức đền bù, bồi thường về chi phí cải tạo, sửa chữa nhà ở, cha mẹ bạn còn có thể nhận được các ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 14 như sau:
Được thuê nhà tại nơi tái định cư với giá thuê là giá thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước;
Người thuê được mua nhà ở tái định cư theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
Nếu không có nhà tái định cư thì được hỗ trợ bằng tiền để lo chỗ ở với múc hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê;
Do chúng tôi chưa được tiếp cận hồ sơ vụ việc cụ thể nên chưa thể có kết luận cuối cùng về các khoản đền bù, bồi thường mà cha mẹ bạn được nhận.
Bạn tự mình đối chiếu với những giải đáp, phân tích của chúng tôi để có đáp án phù hợp.
Như vậy, khi bị thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, người thuê không được đền bù về nhà, về diện tích cơi nới trái phép nhưng được đền bù chi phí cải tạo, sửa chữa.
Ngoài ra, người thuê cũng được bố trí thuê nhà ở tái định cư và được quyền mua lại nhà ở tái định cư theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Người thuê cũng có thể chỉ được nhận tiền hỗ trợ nếu như địa phương không có nhà ở tái định cư.
Trường hợp nào thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước?
Căn cứ Điều 84 Luật Nhà ở 2014, có 8 trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị thu hồi gồm:
Một là, nhà ở được bán, cho thuê, cho thuê mua không đúng thẩm quyền/không đúng đối tượng hoặc khi không đủ điều kiện
Hai là, đã hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua
Ba là, nhà ở được bên thuê, bên thuê mua trả lại
Bốn là, bên thuê không đủ điều kiện được thuê nhà theo quy định
Năm là, bên thuê chết/hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích mà không có ai cùng sinh sống
Sáu là, bên thuê, thuê mua không nộp tiền thuê nhà từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng
Bảy là, nhà ở cho thuê, thuê mua thuộc diện phải tháo dỡ để cải tạo, xây dựng lại
Tám là, nhà ở được bên thuê, thuê mua sử dụng không đúng mục đích đã thỏa thuận/hoặc bên thuê, thuê mua tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê, cho thuê lại, cho mượn hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ
Như vậy, có 8 trường hợp được sử dụng làm căn cứ thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước luật định như chúng tôi đã nêu ở trên.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.