hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục chuyển đất ở sang đất thờ [Cập nhật mới nhất]

Hiện nay, không ít người muốn sử dụng phần đất ở của mình để dùng làm đất thờ cúng của dòng họ. Vậy thủ tục để chuyển đất ở sang đất thờ phải thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Mục lục bài viết
  • Khái niệm đất thờ là gì?
  • Có được chuyển đất ở sang đất thờ hay không?
  • Thủ tục chuyển đất ở sang đất thờ

Khái niệm đất thờ là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm đất thờ nhưng có quy định về đất tín ngưỡng trong đó bao gồm đất có công trình nhà thờ họ. Theo đó, có thể hiểu đất thờ là một loại đất tín ngưỡng, được sử dụng vào việc thờ cúng. 

Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013, đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Cũng giống như các loại đất khác, đất tín ngưỡng phải được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quyết định về quy hoạch đô thị, xây dựng điểm dân cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất tín ngưỡng là một trong những loại đất được sử dụng ổn định lâu dài, tức sẽ không có mốc thời hạn cố định sử dụng đất. 

Đặc biệt, việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất thờ được xem là một loại đất tín ngưỡng

Đất thờ được xem là một loại đất tín ngưỡng

Có được chuyển đất ở sang đất thờ hay không?

Người sử dụng đất được quyền chuyển đất ở sang đất thờ mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như một số trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất khác. 

Theo điểm g khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đồng nghĩa với việc, đất thờ cũng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, được sửa đổi tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT hướng dẫn, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp khác thì không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động.

Như vậy, người sử dụng đất được chuyển từ đất ở sang đất thờ mà không cần phải xin phép.

Chuyển đất ở sang đất thờ có được hay khôngChuyển đất ở sang đất thờ có được hay không

Thủ tục chuyển đất ở sang đất thờ

Như đã nêu ở trên, mặc dù người sử dụng đất không phải thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng phải thực hiện đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai. Việc này nhằm hoàn tất thủ tục pháp lý về việc chủ sử dụng đất đã chuyển phần diện tích đất ở thành đất thờ cúng chung. 

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thờ thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu của pháp luật - Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT;

  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất: sổ đỏ; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở…

Bước 2: 

Đối với đất của cá nhân thì chủ sở hữu nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ một cửa xuất giấy biên nhận kết quả cho người nộp hồ sơ

Trong quá trình xử lý hồ sơ: Chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác minh thực trạng sử dụng đất; chỉnh lý, cập nhật mục đích sử dụng đất là đất thờ vào hồ sơ địa chính đã lưu.

Trên đây là những quy định liên quan đến vấn đề chuyển đất ở sang đất thờ. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến tổng đài:  19006199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X