hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 26/10/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục chuyển hộ khẩu: Hồ sơ gồm những gì? Chi phí hết bao nhiêu?

Từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực. Kéo theo đó, nhiều thủ tục về cư trú của công dân cũng thay đổi. Vậy thủ tục chuyển khẩu thực hiện thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho độc giả.

Mục lục bài viết
  • 1. Đổi chỗ ở bao lâu phải làm thủ tục chuyển khẩu?
  • 2. Thủ tục chuyển hộ khẩu thực hiện thế nào?
  • 2.1. Đến cơ quan nào để chuyển khẩu?
  • 2.2. Chuyển hộ khẩu cần giấy gì?
  • 2.3. Thời gian thực hiện có lâu không?
Câu hỏi: Xin chào, tôi có một thắc mắc cần được giải đáp. Trước đây, tôi thường trú ở TP. Hà Nội. Nhưng vì lý do công việc nên tôi phải vào TP. Hồ Chí Minh công tác và định cư tại nhà riêng trong này. Nhưng do dịch bệnh nên tôi chưa đi làm thủ tục chuyển khẩu được. Vậy cho tôi hỏi, khi chuyển chỗ ở thì sau bao lâu tôi phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu? Thủ tục này thực hiện thế nào nếu tôi chuyển từ TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
Ngoài ra, tôi có một người em. Trước đây, em tôi sống ở quận Ba Đình, Hà Nội. Nhưng do tôi chuyển vào Nam nên nhà của tôi hiện tại, tôi tặng cho em tôi. Nhưng quận tôi đang ở là Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Vậy em tôi thực hiện thủ tục chuyển khẩu như thế nào? Có khác gì so với tôi chuyển khác tỉnh không để hai chúng tôi cùng làm thủ tục một lần cho xong. Tôi cảm ơn rất nhiều.

Trả lời:

1. Đổi chỗ ở bao lâu phải làm thủ tục chuyển khẩu?

Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 nêu rõ:

Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Theo quy định này, khi bạn có chỗ ở hợp pháp (nơi sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như nhà ở, tàu, thuyền… có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác) thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Trong đó, điều kiện đăng ký thường trú được nêu tại Điều 20 Luật Cư trú gồm:

- Có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.

- Không có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình nhưng được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ đó đồng ý cho đăng ký thường trú như vợ/chồng về ở với chồng/vợ, con về ở với cha, mẹ và ngược lại…

Trong trường hợp của bạn, khi bạn đã có nhà riêng trong TP. Hồ Chí Minh và chuyển vào trong đó sinh sống, định cư thì bạn phải đăng ký thường trú trong thời gian 01 năm kể từ ngày bạn sở hữu nhà ở và chuyển đến ở trong TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, kể từ khi em bạn chuyển đến căn nhà bạn tặng cho em bạn (khi căn nhà này đã được sang tên em bạn) thì em bạn cũng phải làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

Nếu hai bạn không thực hiện theo thời gian nêu trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là từ 100.000 - 300.000 đồng vi thực hiện không đúng quy định về đăng ký thường trú theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013 của Chính phủ.

thu tuc chuyen ho khau


2. Thủ tục chuyển hộ khẩu thực hiện thế nào?

Về bản chất, thủ tục chuyển khẩu chính là thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới khi có đủ điều kiện đăng ký thường trú. Theo Luật Cư trú năm 2020, việc chuyển nơi thường trú không cần phải có giấy chuyển hộ khẩu như quy định tại Điều 28 Luật Cư trú năm 200 trước đây (hiện đã hết hiệu lực).

Đặc biệt, theo quy định mới tại Luật Cư trú năm 2020, cơ quan làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới cũng không cần thông báo cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú tại nơi cư trú cũ.

Bởi, công dân chỉ bị xóa đăng ký thường trú trong các trường hợp nêu tại Điều 24 Luật Cư trú năm 2020 như: Chết, ra nước ngoài định cư, vắng mặt liên tục tại nơi thường trú 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng trừ xuất cảnh ra nước ngoài mà không để định cư hoặc đang chấp hành án phạt tù, thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam…

Do đó, thủ tục chuyển hộ khẩu của công dân được thực hiện theo quy định tại Chương IV Luật Cư trú 2020 như sau:

2.1. Đến cơ quan nào để chuyển khẩu?

CĂn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú:

- Cơ quan công an cấp xã (xã, phường, thị trấn).

- Công an cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có đơn vị hành chính cấp xã).

2.2. Chuyển hộ khẩu cần giấy gì?

Vì bạn có chỗ ở hợp pháp nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

- Giấy tờ chứng minh chỗ bạn đăng ký thường trú là chỗ ở hợp pháp thuộc về bạn. Theo Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ này gồm: Sổ đỏ trong đó có thông tin về nhà ở, giấy phép xây dựng với nhà ở phải cấp phép xây dựng và đã xây dựng xong, hợp đồng mua bán nhà ở hoặc biên bản bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của các chủ đầu tư…

2.3. Thời gian thực hiện có lâu không?

Khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 nêu rõ:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo quy định này, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Khi đó, cơ quan công an sẽ cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của bạn vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và bạn sẽ nhận được thông báo về việc này. Nếu từ chối không cho bạn đăng ký thường trú thì cơ quan công an cũng sẽ trả lời bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao.

2.4. Chuyển hộ khẩu có mất lệ phí không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí khi đăng ký cư trú sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Do đó, tùy vào từng tỉnh, thành phố, chuyển hộ khẩu sẽ mất phí theo quy định của từng địa phương.

thu tuc chuyen ho khau

3. Chuyển hộ khẩu online thực hiện thế nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi thủ tục chuyển hộ khẩu online thực hiện như thế nào?

Chào bạn, công dân có thể thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu online một cách dễ dàng trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo các bước sau đây:

Đầu tiên, cần truy cập vào đường link Cổng Dịch vụ công Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Thực hiện Đăng nhập tài khoản với Username là số CMND/CCCD.

thu tuc chuyen ho khau

Nếu chưa có tài khoản, hãy nhấn Đăng ký.

Tiếp theo, sau khi đăng nhập thành công, bạn truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quản lý cư trú và điền đủ Thông tin hồ sơ, nhấn Tiếp.

Cổng Dịch vụ Công Quản lý cư trú

Kế đó, điền tiếp các thông tin vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02), chọn Cấp thực hiện là Công an cấp Quận/Huyện; Bản khai nhân khẩu (HK01) và Giấy tờ đính kèm.

Sau khi nộp hồ sơ xong, Cơ quan Công an Quận/Huyện sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 15 ngày và sẽ phản hồi kết quả theo số điện thoại, Email mà bạn đã cung cấp khi tạo tài khoản.

Nộp hồ sơ xong, Cơ quan Công an Quận/Huyện sẽ xử lý hồ sơ của bạn trong vòng 15 ngày và sẽ phản hồi kết quả theo số điện thoại, Email mà bạn đã cung cấp khi tạo tài khoản. Chúc mọi người thành công. Nhớ ấn Like và Chia sẻ ủng hộ mình nhé.

Trên đây là thủ tục chuyển hộ khẩu theo quy định của Luật Cư trú năm 2020. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006192 để được tư vấn.

>> Thủ tục tách sổ hộ khẩu từ sau ngày 01/7/2021 có gì mới?

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X