Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản (bđs) được thực hiện như thế nào hiện nay? Các hình thức chuyển nhượng dự án nào đang được thực hiện? Cùng giải đáp nhé.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có vướng mắc liên quan đến vấn đề chuyển nhượng dự án bất động sản mong được giải đáp cụ thể như sau:
Hiện nay có bao nhiêu hình thức để thực hiện chuyển nhượng bất động sản, thưa Luật sư?
Chào bạn, thủ tục chuyển nhượng dự án bđs như thế nào, có những cách nào để thực hiện chuyển nhượng là những câu hỏi được chúng tôi giải đáp như sau:
Thủ tục chuyển nhượng dự án bđs như thế nào?
Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định trình tự thực hiện chuyển nhượng dự án bất động sản (bđs) (bao gồm chuyển nhượng 1 phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ) gồm:
Xin phép chuyển nhượng dự án tại cơ quan có thẩm quyền;
Thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
Hoàn thành việc bàn giao dự án theo quy định;
Chi tiết các công việc được thực hiện trong từng bước như sau:
Bước 1: Xin phép chuyển nhượng dự án bđs tại cơ quan có thẩm quyền
Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án tới cơ quan có thẩm quyền (hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 02/2022/NĐ-CP);
Tùy thuộc dự án mà thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng dự án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
Khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án, chủ đầu tư thực hiện theo bước 2 dưới đây;
Bước 2: Ký hợp đồng chuyển nhượng bđs
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện ký kết hợp đồng ngay sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án;
Hợp đồng không cần phải thực hiện công chứng, chứng thực nhưng phải tuân thủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng;
Bước 3: Bàn giao dự án theo quy định
Các bên thực hiện bàn giao dự án đầu tư trên thực địa;
Thực hiện đăng ký biến động đất đai;
Tiến hành ký lại hợp đồng thuê đất theo quy định (nếu có);
Các bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Như vậy, thủ tục chuyển nhượng dự án bđs (bất động sản) bao gồm cả chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án được tiến hành theo những bước như chúng tôi nêu trên.
Các bên đặc biệt lưu ý, điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư là phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Có các hình thức chuyển nhượng dự án bđs nào?
Hiện nay, các hình thức chuyển nhượng dự án bđs được áp dụng có thể gồm:
Cách 1, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án hoặc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất
Dự án đầu tư bất động sản là dự án sử dụng đất để xây dựng công trình trên đất, do vậy, nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì cũng có nghĩa rằng phải chuyển nhượng dự án;
Cách 2, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
Nếu chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho một chủ đầu tư khác để họ được quyền quản lý, quyết định việc thực hiện dự án đầu tư thì cũng là hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư bất động sản;
Trong trường hợp này, tên chủ đầu tư của dự án không đổi nhưng người trực tiếp thực hiện dự án đã có sự thay đổi;
Cách 3, tiến hành sáp nhập, tách, chia doanh nghiệp
Sáp nhập, tách, chia doanh nghiệp, sau đó chuyển dự án bđs của doanh nghiệp ban đầu cho doanh nghiệp/pháp nhân mới được tách ra, chia ra, sáp nhập lại là một trong những cách chuyển nhượng dự án;
Khi chủ đầu tư thực hiện sáp nhập, chia hoặc tách doanh nghiệp thì người thực hiện dự án bất động sản cũng có sự thay đổi và không còn là chủ đầu tư ban đầu;
Dự án đầu tư theo đó cũng phải chuyển sang cho những pháp nhân mới;
Như vậy, để thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án bđs, chủ đầu tư phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong số những cách thức như chúng tôi đã trình bày để thực hiện chuyển nhượng dự án bđs cho các pháp nhân khác.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề thủ tục chuyển nhượng dự án bđs, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.