hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục công chứng di chúc như thế nào? Cần giấy tờ gì?

Thủ tục công chứng di chúc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính minh bạch và tính hợp lệ của di chúc. Di chúc là văn bản phân chia quyền lợi thừa kế và là mong muốn cuối cùng của người đã mất. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục này.

Mục lục bài viết
  • Di chúc không công chứng có hiệu lực không?
  • Công chứng di chúc cần giấy tờ gì?
  • Thủ tục công chứng di chúc thế nào?
  • Công chứng di chúc mất bao nhiêu tiền?

Thủ tục công chứng di chúc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính minh bạch và tính hợp lệ của di chúc. Di chúc là văn bản phân chia quyền lợi thừa kế và là mong muốn cuối cùng của người đã mất. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục này.

Câu hỏi: Xin chào luật sư, Ông nội tôi hiện nay 82 tuổi và hiện đang lâm bệnh nặng, khả năng cao là không qua khỏi, ông có gọi bố mẹ tôi và các anh chị em trong gia đình để chia di sản theo di nguyện của ông. Tôi được biết theo luật thì di chúc cần được công chứng. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục công chứng di chúc như thế nào? ở đâu và cần giấy tờ gì ạ? cảm ơn luật sư

Di chúc không công chứng có hiệu lực không?

Theo quy định hiện hành di chúc không công chứng vẫn có hiệu lực pháp luật nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của di chúc, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật yêu cầu di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực để có hiệu lực pháp luật. Cụ thể như sau:

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

Căn cứ Điều 627, Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 hình thức của di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Trong đó di chúc văn bản được chia thành 04 loại bao gồm (1) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (2) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (3) Di chúc bằng văn bản có công chứng (4) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc không có công chứng, chứng thực được coi là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt không bị cưỡng ép, đe dọa, lừa dối khi lập di chúc

- Nội dung di chúc không trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của luật

- Hình thức không trái quy định của luật (không được viết tắt, ký hiệu, có đánh số thứ tự, ký từng trang hoặc điểm chỉ, tẩy xóa sửa chữa phải ký bên cạnh)

Ngoài ra các trường hợp bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực quy định tại khoản 3 khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 gồm có (1) di chúc của người bị hạn chế về thể chất, không biết chữ (2) di chúc bằng miệng sau trong thời hạn 05 ngày phải được công chứng, chứng thực.

Công chứng di chúc cần giấy tờ gì?

Công chứng di chúc cần giấy tờ gì?

Công chứng di chúc cần giấy tờ gì?

Sau đây là hồ sơ giấy tờ khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng:

- Giấy tờ tùy thân của người cần công chứng di chúc ( Chứng minh/căn cước công dân, hộ chiếu);

- Giấy xác nhận thông tin cư trú;

- Giấy đăng ký kết hôn;

- Giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sử dụng/sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Giấy đăng ký xe; sổ tiết kiệm;…)

-  Di chúc đã soạn thảo hoặc yêu cầu công chứng viên soạn thảo theo nguyện vọng của mình

Thủ tục công chứng di chúc thế nào?

Thủ tục công chứng di chúc thế nào?

Thủ tục công chứng di chúc thế nào?

Thủ tục công chứng qua 05 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã nêu trên đến tổ chức hành nghề công chứng ( văn phòng công chứng, hoặc phòng công chứng)

Bước 2: Thực hiện photo giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh tài sản tại và điền vào phiếu yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng

Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành thẩm định nội dung di chúc hoặc hỗ trợ soạn thảo di chúc, đọc lại cho người lập di chúc

Bước 4: Người yêu cầu lập di chúc ký tên điểm chỉ vào từng trang của di chúc

Bước 5: Trả thù lao công chứng và nhận di chúc đã công chứng

Công chứng di chúc mất bao nhiêu tiền?

Hiện nay căn cứ theo Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì thu lao cho việc công chứng di chúc là 50.000 đồng/di chúc, phí lưu giữ di chúc là 100.000/di chúc.

Tuy nhiên trên thực tế tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành soạn thảo di chúc, sao chụp, đối chiếu giấy tờ do đó mức phí thù lao của từng khoản này sẽ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định mức trần thù lao.

Theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội thù lao soạn thảo di chúc tối đa là 01 triệu đồng hay theo Quyết định 08/2016/QĐ-UBND của Thành phố Hồ Chí Minh đối với di chúc đơn giản là không quá 70.000 đồng và phức tạp là 300.000 đồng.

Ngoài ra việc công chức di chúc diễn ra ngoài trụ sở trong trường hợp người yêu cầu công chứng có khó khăn trong việc đi lại hoặc tình huống khách quan thì mức phí sẽ giao động từ 500.000 - 02 triệu đồng hoặc hơn tùy theo khoảng cách và số ngày đi lại.

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về thủ tục và giấy tờ để công chứng di chúc. Nếu có thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X