hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục sang tên ô tô: Hồ sơ, chi phí là bao nhiêu?

Sau khi mua bán xe ô tô cũ, nhiều người sang tên ngay nhưng nhiều người còn chần chừ chưa thực hiện bởi chưa có thời gian, chưa biết thủ tục thực hiện thế nào? Vậy thủ tục sang tên ô tô tiến hành ra sao?

Mục lục bài viết
  • Sang tên xe ô tô cùng tỉnh thực hiện thế nào?
  • Sang tên xe ô tô khác tỉnh thực hiện thế nào?
  • Phí sang tên xe ô tô là bao nhiêu?
  • Mua ô tô cũ không sang tên có sao không?
Câu hỏi: Tôi mới dành dụm được một số tiền nhỏ và định mua ô tô cũ để đi lại. Vậy cho tôi hỏi, thủ tục sang tên xe thực hiện thế nào? Tôi đã làm xong hợp đồng mua bán xe tại Văn phòng/Phòng công chứng rồi. Tôi cảm ơn.

Trả lời


Sang tên xe ô tô cùng tỉnh thực hiện thế nào?

Hồ sơ

Khi sang tên xe cùng tỉnh, chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe trừ trường hợp người mua làm thủ tục sang tên ngay.

Khi đó, bên bán không cần thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

Đồng thời, bên mua cũng cần chuẩn bị hồ sơ sau đây:

- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01.

- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe gồm: Hóa đơn, chứng từ tài chính hoặc hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của đơn vị với người thuộc lực lượng vũ trang hoặc người nước ngoài.

- Giấy tờ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng về việc nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ khác theo quy định.

- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (nếu có).

Bên cạnh đó, khi làm thủ tục thì người mua phải xuất trình giấy tờ của chủ xe: Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/sổ hộ khẩu… hoặc hộ chiếu…

Cơ quan thực hiện

Theo Quyết định số 2609 của Bộ Công an, việc đăng ký sang tên trong cùng tỉnh được thực hiện tại:

- Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh.

- Các điểm đăng ký xe của Phòng trong thời gian từ thứ Hai đến thứ Bảy.

- Nộp Giấy khai đăng ký xe điện tử trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian

Theo điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 58, nếu sang tên xe ô tô cùng tỉnh và người mua có giấy tờ mua bán xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và của người bán cuối cùng thì thời gian giải quyết là không quá 02 ngày làm việc.

Riêng trường hợp không có giấy tờ chuyển quyền thì cấp giấy hẹn có thể sử dụng trong 03 ngày. Sau 30 ngày nếu không có tranh chấp, khiếu kiện thì sẽ được cấp đăng ký, biển số mới theo điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư 58.

thu tuc sang ten o to
Thủ tục sang tên ô tô: Hồ sơ, chi phí là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)


Sang tên xe ô tô khác tỉnh thực hiện thế nào?

Hồ sơ

- Bên bán:

Tương tự như trường hợp sang tên xe ô tô cùng tỉnh, trong thời gian 07 ngày kể từ ngày thực hiện xong hợp đồng mua bán xe, chủ xe phải nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số cho cơ quan đăng ký trên giấy đăng ký xe.

Lưu ý: Thủ tục này bên bán có thể ủy quyền hoặc trực tiếp thực hiện. Do đó, nếu hai bên thỏa thuận thì bên bán có thể ủy quyền cho bên mua thực hiện thủ tục này.

- Bên mua: Chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm giấy khai đăng ký xe, giấy tờ mua bán, chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ lệ phí trước bạ, giấy chứng nhận thu hồi, biển số xe (do bên bán hoặc người được ủy quyền của bên bán thực hiện ở trên).

Cơ quan thực hiện

Theo Quyết định 2609, khi thực hiện sang tên xe, bên mua có thể đến trực tiếp trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông công an tỉnh hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng.

Ngoài ra, người mua còn có thể nộp Giấy khai đăng ký điện tử trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian

Theo điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư 58/2020, khi sang tên khác tỉnh, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe trong thời gian 30 ngày nếu


Phí sang tên xe ô tô là bao nhiêu?

Mức lệ phí đăng ký, cấp biển xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 229/2016 như sau:

Đơn vị tính: đồng/lần/xe

STT

Chỉ tiêu

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

1

Ô tô; trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách áp dụng theo điểm 2 mục này

150.000 -500.000

150.000

150.000

1

Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách

02 - 20 triệu

01 triệu

200.000

2

Sơ mi rơ móc, rơ móc đăng ký rời

100.000-

200.000

100.000

100.000

3

Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời

50.000

50.000

50.000


Mua ô tô cũ không sang tên có sao không?

Xe ô tô là một trong những tài sản phải đăng ký sở hữu theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA. Theo đó, tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày mua bán, tặng cho xe, thì phải thực hiện thủ tục sang tên.

Tùy theo việc sang tên cùng tỉnh hay khác tỉnh mà thủ tục, trình tự phải làm được thực hiện thế nào.

Đặc biệt, theo điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên xe trong giấy đăng ký xe sang tên người mua thì sẽ bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng (Cá nhân) hoặc từ 04 - 08 triệu đồng (tổ chức).

Như vậy, nếu sau khi mua bán mà chủ xe không sang tên xe thì có thể bị phạt đến 04 triệu đồng nếu là cá nhân hoặc đến 08 triệu đồng nếu là tổ chức.

Trên đây là giải đáp về thủ tục sang tên ô tô. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X